Thuyết minh về nhà văn Nam Cao

0

Thuyết minh về nhà văn Nam Cao. Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của tác giả Nam Cao.

1. Tên tuổi, quê hương, gia đình

– Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri

– Ông sinh năm 1915, trong một gia đình trung nông.

– Quê hương: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam San, phủ Lí Nhân, (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân) tỉnh Hà Nam.

2. Cuộc đời

Cuộc đời của tác giả có thế chia làm hai thời kì:

a) Trước Cách mạng tháng Tám

– Sau khi học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống.

– Do ốm yếu, Nam Cao trở về quê và thất nghiệp.

– Ông lại trở ra Hà Nội và dạy học tại một trường tư thục.

– Nhật vào Đông Dương, trường bị đóng cửa, ông sống bằng nghề viết văn, làm gia sư.

– 1943: Nam Cao tham gia Hội Văn hoá cứu quốc ở Hà Nội..

=> Trước cách mạng, Nam Cao thường mang tâm sự u uất. Đó là niềm u uất của một trí thức giàu tâm huyết trước một xã hội luôn bóp nghẹt cuộc sống của con người. Ông có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông sống gắn bó, ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ ở quê hương.

b) Sau Cách mạng tháng Tám

– Năm 1945, ông tham gia tổng khởi nghĩa và cướp chính quyền và làm Chủ tịch xã. Sau đó, ông trở lại nghề viết văn.

– Đầu năm 1946, ông đă đi cùng đoàn quân Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ đang kháng chiến.

– 12 – 1946,. kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam.

– 1947, ông lên công tác văn nghệ ở Việt Bắc.

– 1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới.

– 11 – 1951, trên đường công tác vùng sau lưng địch Liên khu Ba, Nam Cao bị địch bắt và bắn chết gần Hoàng Đan (thuộc tỉnh Ninh Bình).

=> Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao là người nhiệt tình tham gia kháng chiến. Ông đã hi sinh anh dũng vì sự nghiệp cách mạng cao cả, vì độc lập, tự do của Tố quốc.

Cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo và sự hi sinh anh dũng vì sự nghiệp cách mạng của Nam Cao mãi mãi là tâm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính. Năm 1996, Nam Cao đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC

Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao có thế được chia làm hai thời kì.

– Người nông dân

– Người trí thức nghèo

b) Các tác phẩm tiêu biểu

* Viết về người nông dân:

– Chí Phèo, Lão Hạc, Nửa đèm, Một bữa no…

Đây là những trang văn đầy nước mắt thương khóc về những con người bị khốn cùng, bị tha hoá đến tận cùng bởi các thế lực tàn ác.

* Tác phẩm viết về người trí thức nghèo:

– Đời thừa (1943)

– Trăng sáng (1943)

– Sống mòn (1944)…

=> Đây là những trang văn miêu tả một cách chân thực tình cảnh nghèo khố và bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo. Họ là những người có hoài bão, có khát vọng cao cả mà không thực hiện được.

2, Sau Cách mạng tháng Tám

a) Đề tài: Hai đề tài chính:

– Viết về người trí thức

– Viết về cuộc kháng chiến chống Pháp

b) Các tác phẩm tiêu biếu:

– Đôi mắt (1948)

– Nhật kí Ở rừng (1948)

– Tập kí sự Chuyện biên giới (1950)

=> Đây là những tác phẩm đặc sắc của văn học cách mạng. Đôi mắt được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà vãn đi theo cách mạng.

II. QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC

Quan điểm sáng tác của Nam Cao được thể hiện qua 5 điểm sau:

1. Nhà văn không nên chạy theo cái đẹp mà quay lưng lại vởi hiện thực; không thế thờ ơ, hò’ hững trước nỗi khổ của những người xung

quanh; không đứng ngoài hiện thực, không tránh hiện thực.

2. Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm tư tướng nhân đạo, vừa mang nỗi đau nhân tình vừa có thế tiếp thêm sức mạnh cho con người, giúp họ vương tới cuộc sống nhân ái, công bằng.

3. Cuộc sống phải đặt trên văn chương. Văn chương phải phục vụ cuộc sông. Nhà văn chân chính phải trước hết phải là con người chân chính, giàu tình thương, có nhân cách.

4. Bản chất văn chương là sự sáng tạo, không chấp nhận khuôn mẫu và sự dễ dãi. Không tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương.

5. Người cầm bút phải có lương tâm, phải có trách nhiệm trước những gì mình viết.

III. KẾT LUẬN

– Những năm đầu sáng tác, Nam Cao chịu ảnh hưởng của phong trào lãng mạn đương thời nên ông đã sáng tác những chuyện tình lâm li. Những năm sau, ông nhận ra đó là thứ văn chương xa lạ với nhân dân và ông đã đoạn tuyệt với nó. Từ đó, ông tự giác nghiêm túc và xác định rõ quan điểm sáng tác của mình, ông đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Ông viết văn phục vụ kháng chiến, phục vụ dân tộc, phục vụ nhân dân.

– Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá truyện ngắn và tiệu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ, đạt dược thành tựu xuất sắc về đề tài người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ. ông đặc biệt qua tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn đau đớn trước thảm cảnh con người rơi vào tình cảnh sống mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị huỷ hoại cả nhân tính.

– Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo: luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người, ông có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí; viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sẩc và có giọng văn đặc sắc.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment