Viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của anh (chị) về “nỗi thẹn” của Phạm Ngũ Lão được thể hiện qua câu thơ Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu) (Thuật hoài – Tỏ lòng)

0

Đọc Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, từ nỗi thẹn của nhà thơ khi Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu) ta hiểu và thêm cảm phục về quan niệm sống tích cực của một nhân cách lớn.

Thuật có nghĩa là bày tỏ, hoài là mang trong lòng. Thuật hoài nghĩa là bày tỏ khát vọng, hoài bão. Ngay từ nhan đề, bài thơ đã đưa ra một đề tài quen thuộc thường gặp trong thơ cổ đồng thời qua đó thể hiện nỗi niềm của mình, một vị tướng đang giữ trọng trách nặng nề nơi biên ải. Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, hoài bão của một bậc nam tử là phải lập được công danh, tức là công danh của đấng làm trai theo lí tưởng phong kiến: có sự nghiệp và danh tiếng để đời. Chí làm trai được coi là món nợ phải trả của đấng nam nhi. Và cũng chính vì thế mà với một người luôn nặng lòng vì đất nước đến mức bị chọc giáo vào đùi mà cũng không biết như Phạm Ngũ Lão thì chí làm trai ấy càng được coi trọng. Khao khát lập công danh, khao khát được đóng góp cho đất nước nên khi nỗi khao khát càng lớn thì những gì mình làm được càng cảm thấy nhỏ bé và nỗi thẹn vì thế mà nhân lên. Tác giả thẹn với ai? Với Vũ hầu Gia Cát Lượng, vị quân sư nổi tiếng thời Xhân Thu chiến quốc, đã giúp Lưu Bị khôi phục lại nhà Hán. Phạm Ngũ Lão thẹn vì mình đã không thể tài giỏi được như Vũ Hầu để làm nên nghiệp lớn, làm cho đất nước hoà bình, tự chủ. Một người từng có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông vậy mà vẫn cảm thấy mình còn vương nợ đối với đất nước. Đó là một nỗi thẹn cao cả, nỗi thẹn làm nên nhân cách lớn. Khát vọng muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước khiến cho cảm giác những gì mình làm được luôn là chưa đủ. Nó làm nên một hình tượng nhà thơ có tầm vóc lớn lao. Hiểu được điều này, ta nhận ra rằng đây không chỉ đơn thuần là cái nợ công danh hay thường gặp theo lí tưởng phong kiến. Công danh chỉ là một cách thức, một phương tiện đắc dụng nhất để cứu đời, giúp đời. Bỏi vậy, không lúc nào được ngưng nghỉ cô’ gắng. Vượt lên trên tất cả, đó vẫn là tấm lòng yêu nước, thương dân, tinh thần nhân đạo và một tấm lòng yêu nước sâu sắc.

Câu thơ Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu) có thể coi là câu thể hiện tập trung nhất lí tưởng nhân sinh của nhà thơ, nó góp phần xây dựng và hoàn thiện bửc chân dung về một tài năng, một tấm lòng và một nhân cách lớn. Lí tưởng tích cực ấy của ông ngày nay vẫn luôn được coi trọng

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment