Vị trí tương đối của hai đường tròn || Lý thuyết, cách xác định, ví dụ minh họa Lớp 9
Contents
Vị trí tương đối của hai đường tròn có những nội dung nào cần bạn nắm bắt, hãy cùng donghanhchocuocsongtotdep.vn theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về nó nhé !
Tham khảo bài viết khác:
1. Hai đường tròn ( O;R ) và ( O′;r ) với ( R > r ) cắt nhau
Hai đường tròn ( O; R ) và ( O’; r ) với ( R > r ) cắt nhau
– Khi đó (O) và (O′) có hai điểm chung và đường nối tâm là đường trung trực của đoạn AB.
==> Hệ thức liên hệ R − r < OO′ < R + r
2. Hai đường tròn tiếp xúc
+) Hai đường tròn ( O;R ) và ( O′;r ) với ( R > r ) tiếp xúc trong tại A.
==> Khi đó A nằm trên đường nối tâm và OO′ = R − r.
+) Hai đường tròn ( O;R ) và (O′;r) với ( R>r ) tiếp xúc ngoài tại A.
==> Khi đó A nằm trên đường nối tâm và OO′ = R + r.
3. Hai đường tròn không giao nhau
+) Hai đường tròn ( O;R ) và ( O′;r )( R > r ) ở ngoài nhau.
Ta có OO′ > R + r
+) Hai đường tròn đựng nhau
Ta có OO′ < R − r
+) Hai đường tròn đồng tâm
Ta có OO′ = 0.
Sự liên hệ giữa vị trí của hai đường tròn với đoạn nối tâm d và các bán kính R và r
Tính chất đường nối tâm và Tiếp tuyến chung của hai đường tròn
1. Tính chất đường nối tâm
– Đường nối tâm là trục đối xứng của hình tạo bởi hai đường tròn. Từ đó suy ra :
+) Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
+) Nếu hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.
2. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn
– Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó.
– Ví dụ minh họa: Hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau thì có hai tiếp tuyến chung là hai đường thẳng d1 và d2
Với nội dung trong bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về vị trí tương đối của hai đường tròn nhé ! Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi