Văn mẫu lớp 9: Bố của Xi mông

0

Văn mẫu lớp 9: Bố của Xi mông vừa được thuthuat.tip.edu.vn cập nhật mới nhất. Các em học sinh hãy tham khảo và tải đề thi theo thông tin bên dưới nhé. Chúng tôi hi vọng với đề thi này sẽ giúp các em củng cố kiến thức của mình cho những kì thi sắp tới.

I.Giới thiệu một vài nét về Guy đơ Mô-pa-xăng.

Guy đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XIX. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc sa sút. Tuổi thơ ông là những trang buồn, từ bé thơ sống trong bi kịch gia đình, năm 11 tuổi trở đi chỉ còn được sống với mẹ; vào học trường dòng thì bị quở trách thường xuyên.

Đang học luật ở Đại học Căng thì chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra, Mô-pa-xăng nhập ngũ. Sau chiến tranh ông trở về sống tại Pa-ri, làm viên chức quèn ở Bộ Hải quân (1873) rồi ở Bộ Giáo dục (1878). Trên dưới 30 tuổi mới viết văn. Năm 1880 ông cho ra đời truyện “Viên mỡ bò” và nổi tiếng trên văn đàn. Nhà văn Zô-la đã hết lời ca ngợi: “Ngay bước đầu, anh tự xếp vào hàng các nhà văn bậc thầy”.

Sự nghiệp văn chương của Mô-pa-xăng vô cùng đồ sộ: trên 300 truyện ngắn, vài vở kịch, 6 cuốn tiểu thuyết. Tên tuổi ông gắn liền với những tác phẩm xuất sắc như: “Viên mỡ bò” (1880), “Một cuộc đời” (1883), “Ông bạn đẹp” (1885), “Núi Oriôn” (1836)…

Tác phẩm của Mô-pa-xăng tập trung ở hai chủ đề: ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược, vạch trần sự thật xấu xa, đồi bại của giai cấp tư sản – quý tộc và nói lên tình thương đối với những con người “bé nhỏ” bất hạnh. Có một điều kì lạ trước lúc Hit-le phát động chiến tranh thế giới thứ 2 đã ra lệnh đốt hết những tác phẩm của Mô-pa-xăng.

Mô-pa-xăng là bậc thầy về truyện ngắn, cấu trúc chặt chẽ, văn phong trong sáng, tinh luyện, giản dị đạt tới một trình độ nghệ thuật điêu luyện “không sao bắt chước nổi”, như M. Go-rơ-ki đã đánh giá.

Nếu thời thơ ấu là những trang buồn thì những năm cuối đời của Mô-pa-xăng đầy bất hạnh: Ông mắc bệnh tâm thần và chết đau đớn trong nhà thương điên vào ngày 6-7-1893.

II. Phân tích nhân vật em bé Xi-mông qua đoạn trích trong truyện ngắn “Bố của Xỉ-mông” của nhà văn Mô-pa-xăng.

Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế. kỉ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phận con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?

Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố” với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

Bé Xi-mông và mẹ em – chị Blãng-sốt thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

1. Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng’” đã bị lầm lỡ trong tình yêu… Hai mẹ con sông âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blàng-sốt “cao lớn, xanh xao” phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.

Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.
Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mái được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời “ác độc” nhất, những tiếng cười khả nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ suổt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỉ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về hình ảnh cậu bé Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn.

Bị bọn trẻ “xua đuổi”, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sông trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố”.

2. Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời âm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “giương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi”. Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đên tuyệt vọng. Mô-pa-xãng đã miêu tả tầm lí bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu con người vẫn bất hạnh, khó sông nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố”.

3. Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Bác thợ rèn “cao lớn, râu tóc đen quăn… nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Bác đã “lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “Thôi nào – bác nói – đừng buồn nữa, cháu ơi và về nhà mẹ cháu với bác di. Người ta sẽ cho
cháu… một ông bổ”.
Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi buồn cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em là Blăng-sốt.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp bác thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sông, và người ta sẽ cho em “một ông bố”. Đọan đôi thọai giữa bác thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được bác thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.
Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “Có chứ, bác có muốn” thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khoả” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Bác Phi-líp, bác là bô’ cháu đấy nhé!”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bô’ là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc” (Tục ngữ). Có bô” tức là có quyền làm người. Có bô”, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:

“Bố tao ấy, bố tao là Phi-líp”.

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!
Đọc truyện “Bố của Xi-mông”, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tê” lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thọai, là ở tình huông bác thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sông, bác thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.
“Không có bố thì đau khổ!”, “Có bố thì hạnh phúc!”. Như một chân lí giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment