Tổng hợp và phân tích lực là gì ? Điều kiện cân bằng của chất điểm ? Công thức
Contents
Tổng hợp và phân tích lực là gì ? Cùng chúng tôi theo dõi những thông tin hữu ích ngay dưới bài viết này để hiểu rõ hơn về lực, tổng hợp lực, phân tích lực nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Lực là gì ? Cân bằng lực là gì ?
1. Lực là gì ?
– Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
– Ví dụ:
+) Khi kéo dây cung:
- Lực kéo của tay làm cung biến dạng, dây cung căng ra.
- Lực căng của dây (lực đàn hồi) làm mũi tên bay đi
– Lực F có:
+) Điểm đặt: nằm tại vật chịu tác dụng của lực
+) Phương, chiều: trùng với véctơ biểu diễn lực
+) Độ lớn lực: tỉ lệ với độ dài của véctơ biểu diễn lực
Cân bằng lực là gì ?
– Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
– Đơn vị của lực là Niutơn (N).
Điều kiện cân bằng của một chất điểm
– Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng 0
Tổng hợp và phân tích lực là gì ?
1. Tổng hợp lực
a) Định nghĩa
– Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.
– Lực thay thế này gọi là hợp lực.
b) Quy tắc hình bình hành
– Nếu hai lực đồng quy làm thành cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kể từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
2. Phân tích lực
a) Định nghĩa
– Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.
b) Phân tích một lực thành hai lực thành phần trên hai phương cho trước
– Muốn phân tích lực F3 thành hai lực thành phần F1′ và F2′ theo hai phương MO và NO, ta làm như sau:
+) Từ đầu mút C của vectơ F3 ta kẻ hai đường thẳng song song với hai phương đó, chúng cắt những phương này tại các điểm E và G. Các vectơ OE và OG biểu diễn các lực thành phần F1′ và F2′.
Phương pháp giải bài toán tổng hợp và phân tích lực
Tổng hợp các lực tác dụng lên vật
– Nếu hai lực cùng phương, cùng chiều thì lực tổng hợp F = F1 + F2 và có chiều cùng chiều với hai lực.
– Nếu hai lực cùng phương, ngược chiều thì lực tổng hợp F = | F1 – F2 | và có chiều cùng chiều với lực có độ lớn lớn hơn.
– Nếu hai lực không cùng phương thì lực tổng hợp F^2 = F1^2 + F2^2 + 2.F1.F2.cosα và có chiều theo quy tắc hình bình hành.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hy vọng bài viết sẽ đem đến những nội dung hữu ích nhất cho bạn !
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi