Toán 7 Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố
Contents
Lý thuyết bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố – Toán lớp 7 Kết nối tri thức trang 51 SGK được thuthuat.tip.edu.vn biên soạn và đăng tải, giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về xác suất của biến cố, đồng khả năng. Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Xác suất của biến cố
Khả năng xảy ra của một biến cố được đo lường bởi một số nhận giá trị từ 0 đến 1, gọi là xác suất của biến cố đó. |
Nhận xét: Xác suất của một biến cố càng gần 1 thì biến cố đó càng có nhiều khả năng xảy ra. Xác suất của một biến cố càng gần 0 thì biến cố đó càng ít khả năng xảy ra.
Ví dụ:
+ Người ta tính được xác suất để trúng giải độc đắc xổ số Vietlott 6/45 (một loại xổ số đang được lưu hành ở Việt Nam) là 0,0000001228 hay 0,00001228%.
+ Bản tin dự báo thời tiết ghi: Khả năng (hay xác suất) có mưa là 43%.
+ Xác suất để xuất hiện mặt sấp khi gieo một đồng xu cân đối là hay 50%.
1.2. Xác suất của một biến cố đơn giản
a) Xác suất của biến cố chắc chắn, biến cố không thể
Khả năng xảy ra của biến cố chắc chắn là 100%. Vậy biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1 .
Khả năng xảy ra của biến cố không thể là 0%. Vậy biến cố không thể có xác suất bằng 0 .
Ví dụ:
Xác suất của biến cố A: “Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Tây” bằng 0 vì A là biến cố không thể.
Xác suất của biến cố B: “Tháng Ba có ít hơn 32 ngày” bằng 1 vì B là biến cố chắc chắn.
b) Xác suất của các biến cố đồng khả năng
Gieo một đồng xu cân đối. Xét hai biến cố sau:
A: “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa”.
B: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp”.
Do đồng xu cân đối nên biến cố A và biến cố B có khả năng xảy ra như nhau. Ta nói hai biến cố A và 8 là đồng khả năng.
Vì chỉ xảy ra hoặc biến cố A hoặc biến cố 8 nên xác suất của biến cố A và xác suất của biến cố 8 bằng nhau và bằng (hay 50%).
Trong một trò chơi hay thí nghiệm, nếu có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra duy nhất một biến cố trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó đều bằng |
---|
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp (không thể, ít khả năng, nhiều khả năng, chắc chắn) vào dấu “?” trong các câu sau:
a) Tôi ..?…đi bộ 20 km mà không nghỉ
b) ..?… có tuyết rơi ở Hà Nội vào mùa đông
c) Anh An là một học sinh giỏi. Anh An …?… sẽ đỗ thủ khoa trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia tới.
Hướng dẫn giải
Đọc và phân tích phát biểu và điền từ thích hợp
a) không thể
b) không thể
c) nhiều khả năng
Câu 2: Cho trò chơi Ô cửa bí mật, có ba ô cửa 1,2,3 và người ta đặt phần thưởng sau một ô cửa. Người chơi sẽ chọ ngẫu nhiên một ô cửa trong ba ô cửa và nhận phần thưởng sau ô cửa đó. Tìm xác suất để người chơi chọn được ô cửa có phần thưởng
Hướng dẫn giải
Có 3 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong 3 biến cố đó là: “Ô 1 có phần thưởng”; “ Ô 2 có phần thưởng” và “Ô 3 có phần thưởng”. Xác suất của mỗi biến cố đó là
Vậy xác suất để người chơi chọn được ô cửa có phần thưởng là
>>> Bài tiếp theo: Toán 7 Bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
>>> Bài trước: Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố
Như vậy thuthuat.tip.edu.vn đã chia sẻ xong Toán 7 Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố. Hy vọng với phần tóm tắt lý thuyết này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc kiến thức trọng tâm của bài, từ đó áp dụng tốt vào giải các dạng bài tập về làm quen với biến cố. Chúc các em học tốt, mời các em tham khảo thêm các dạng bài tập Toán lớp 7 tại chuyên mục Giải Toán 7 Tập 1 KNTT do thuthuat.tip.edu.vn biên soạn để ôn tập nhé. Chúc các em học tốt.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi