Thực hành về thành ngữ, điển cố
Thực hành về thành ngữ, điển cố
Mời các em học sinh tham khảo thêm bài viết:
Bài ca phong cảnh Hương Sơn
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
– Củng cố và nâng cao những kiến thức về thành ngữ, điển cố.
– Bước đầu biết lĩnh hội và sử dụng thành ngữ, điển cố.
2/ Kĩ năng :
– Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói.
– Cảm nhận, phân tích giá trị biểu hiện và giá trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn.
– Biết sử dụng thành ngữ, điển cố thông dụng khi cần thiết sao cho phù hợp với ngữ cảnh và đạt được hiệu quả giao tiếp.
– Sửa lỗi dùng thành ngữ, điển cố
3/ Thái độ
Có ý thức sử dụng thàn ngữ, điển cố một cách phù hợp và hiệu quả.
II. NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1/ Thành ngữ:
a) Khái niệm: Thành ngữ là một bộ phận câu có sẵn mà mà nhiều người quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt một ý trọn vẹn. (Vũ Ngọc Phan)
b) Phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ
2. Điển cố 典 故 : Bao gồm việc dụng điển và lấy chữ.
– Dụng điển:
+ Dụng 用 : dùng
+ Điển 典 : là các tình tiết đã được chép trong sử sách, kinh truyện của các tác phẩm nổi tiếng thời trước.Vd như bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến tác giả đã sử dụng những điển cố như Giường kia, đàn kia …
VD: “Khen rằng: “bút pháp đã tinh,
So vào với thiếp Lan Đình nào thua…”
(Truyện Kiều)
->Thiếp Lan Đình là điển cố đề cập đến nhà thư pháp lỗi lạc Vương Hi Chi (307 – 365), ở Trung Quốc.
– Lấy chữ: Là mượn lại một vài chữ trong các áng thơ văn cổ để đưa vào câu văn của mình.
VD: –“Khoé thu ba gợn sóng khuynh thành.”
(Cung oán ngâm khúc)
– “Một hai nghiêng nước nghiêng thành.”
(Truyện Kiều)
-> Hai trường hợp trên đều lấy 2 chữ “khuynh thành” của Lí Diên Niêm: “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” (Ngoảnh lại 1 lần làm nghiêng thành, ngoảnh lại lần nữa làm nghiên nước).
3.THỰC HÀNH
Bài tập 1
– Đoạn thơ sử dụng 2 thành ngữ: “Một duyên hai nợ”, “Năm nắng mười mưa”.
– Các thành ngữ này khác với từ ngữ thông thường ở chỗ thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, có tính biểu cảm.
Bài tập 2:
– “ Đầu trâu mặt ngựa”: (vật hoá) biểu hiện tính chất hung bạo, thú vật, vô tổ chức của bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan.
– “ Cá chậu chim lồng”: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.
– “ Đội trời đạp đất”: lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục trước bất cứ quyền uy nào. Nó nói lên khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải.
->Các thành ngữ trên đều thể hiện thái độ của tác giả.
Bài tập 3:
– “ Giường kia”: Trần Phồn đời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Tử Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về thì treo giường đó lên.
– “ Đàn kia”: Chung Tử Kì nghe đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn. Do đó khi bạn chết, Bá Nha đã đập đàn không gảy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.
=> Điển cố thường được quan niệm là những sự việc hay câu chữ trong đời sống hoặc sách vở đời trước được người đời sau dẫn ra trong thơ văn để biểu hiện một ý nào đó.
Bài tập 4:
– Ba thu: Kinh Thi có câu: “Nhất nhật bất kiến như tâm thu hề” (Một ngày không gặp nhau lâu như ba mùa thu vậy).
– Chín chữ: Do chữ Kinh Thi: “Cửu tự cù lao” (chín chữ khó nhọc về việc nuôi con):
– Liễu Chương Đài: gợi chuyện xưa của 1 người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ, có câu: “Cây liễu ở Chương Đìa xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi”.
– Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng của mắt).
Bài tập 5:
– Cưỡi ngựa xem hoa = qua loa.
Bài 6:
Bài 7:
Chúng ta hãy tỏ rõ sức trai Phù Đổng vươn mình đứng dậy.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi