Soạn văn lớp 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

0

Soạn văn lớp 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Chủ đề 1: Phỏng vấn về việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn THPT
Gợi ý 1
1. Ngữ văn đóng vai trò gì trong cuộc sống? Từ đó cho học sinh thấy được định hướng phải học tốt ngữ văn.
2. Phương pháp giảng dạy của giáo viên: làm sao để dẫn dắt học sinh của mình trở nên yêu thích ngữ văn, để một học sinh dù không có khiếu viết văn cũng có thể viết văn tốt.
3. Mối liên quan tương trợ giữa giáo viên và học sinh: học sinh phải cố gắng như thế nào? Giáo viên phải giúp đỡ ra sao? Những khó khăn, thuận lợi thường gặp phải?
4. Ngữ văn là một phần phải có trong mỗi con người, nó giúp chúng ta hiểu biết, tự tin hơn trong giao tiếp, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và tư duy. Vì thế không chỉ có học sinh, giáo viên phải cố gắng mà bản thân gia đình, mỗi người trong xã hội phải thể hiện mình như thế nào, phải chỉ dẫn các em, giúp cho các em hiểu biết nhiều hơn về vai trò của ngữ văn.
Gợi ý 2
1. Chọn chủ đề: giả sử em tưởng tượng người được phỏng vấn là một giáo viên thì chủ đề của bài phỏng vấn sẽ liên quan đến công việc giáo viên, giả sử như: điều kiện vật chất, chất lượng học sinh, về tài liệu học tập, …
Ví dụ: Chất lượng giáo dục ở trường (phỏng vấn 1 giáo viên).
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi (1 vài câu hỏi giả định):
– Cô (thầy) dạy ở trường đã lâu năm. Vậy cô (thầy) có thể nêu lên một vài cảm nhận về trường… đc ko ạ?
– Chính từ tư cách một giáo viên kì cựu, cô (thầy) thấy trường có điều gì cần cải thiện để hoàn thiện trường hơn ạ?
Chủ đề 2: Cá tính học trò
– Đối tượng: Học sinh trung học phổ thông
– Hệ thống câu hỏi:
    + Chào bạn, bạn có thể cho mình biết một chút về bản thân không?
    + Là một học sinh, bạn nghĩ cá tính học trò là gì?
    + Bạn có thể trình bày quan điểm của mình về cá tính học trò không?
    + Theo bạn, với học sinh, cá tính của bản thân có quan trọng không?
    + Mình thấy một số hiện tương hiện nay đó là: 1 số học sinh cố chứng tỏ bằng những việc táo bạo ( như hút thuốc, uống rượu…) hay khi thần tượng một ai đó thì bắt chước tính cách cũng như cách ăn mặc của người đó. Bạn nghĩ gì về hiện tượng này?
    + Vậy theo bạn, “cá chép” như vậy có phải là cá tính không?
    + Theo bạn, cái gì tạo nên cá tính học trò?
    + Bạn có thể cho tôi biết suy nghĩ về “cá tính” lành mạnh không?
    + Theo bạn, trong nhà trường, cá tính học trò thể hiện thế nào là phù hợp?
    + Bạn có thể chia sẻ một chút về cá tính của mình?
    + Bạn cảm thấy cá tính của mình có đặc biệt hơn những người khác không? Nó giúp bạn những gì trong cuộc sống?

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment