Soạn bài: Tự do (P.Ê-luy-a) ngữ văn 12 ngắn gọn hay

0

Bố cục

Phần 1 (11 khổ thơ đầu): hình thái của tự do

Phần 2 (còn lại): khát vọng cháy bỏng tự do

Câu 1 (trang 173 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Đoạn trích lược bớt một số khổ thơ, còn 12 khổ và dòng cuối, 11 khổ thơ có điệp câu thơ “tôi viết tên em” riêng khổ thơ cuối được thay thế bởi “Để gọi tên em/ TỰ DO”

– Tự do được hóa thân thành “em”, người thân yêu nhất

+ Cảm xúc hướng về sự tự do tha thiết, nhà thơ viết ên tự do lên mọi nơi

+ Thể hiện quyết tâm, hành động hướng tới, dành và bảo vệ tự do

+ Nhà thơ sẵn sàng bắt đầu lại cuộc đời để được gắn với Tự Do

– Chủ đề bài thơ cũng thể hiện được tình yêu của tác giả đối với tự do

Câu 2 (Trang 173 sgk ngữ văn 12 tập 1):

– Kết cấu lặp từ theo lối xoáy tròn “trên- trên”:

+ Tạo nhạc điệu nốt nhấn cho bài thơ

+ Là cách thức tối ưu để tác giả bày tỏ tình yêu của mình với tự do

– Giới từ “trên” là giới từ báo hiệu trạng ngữ chỉ địa điểm:

+ Giới từ “trên” xuất hiện nhiều lần trải dài liên tiếp trong toàn bộ bài thơ:

+ Địa điểm mang tính trừu tượng: thời thơ ấu, điều huyền diệu đêm đêm, các mùa, những mảnh trời trong xanh, khoảnh khắc hừng đông…

Tự do không chỉ được gắn với những vật cụ thể hiện hữu mà còn hiện diện trong mọi không gian mà tôi ngự trị. Nó hiện diện trong mơ, trong trí tưởng tượng trong hồi ức và trong tất cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường

Câu 3 (Trang 173 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Giới từ “trân” thể hiện được không gian và thời gian

+ Địa điểm- không gian (viết ở đâu, vào đâu)

+ Chỉ thời gian (tự do viết khi nào)

– Cách thức liên tưởng: hình ảnh trong các khổ thơ thể hiện sự liên tưởng ngẫu hứng (viết mọi nơi, mọi lúc)

+ Viết tự do lên những vật hữu hình, cụ thể

+ Viết tự do lên những thứ trừu tượng, vô hình

→ Khát vọng Tự do hóa thân khắp không gian, xuyên suốt thời gian, hiện hữu trong cuộc đời mỗi người

Câu 4 (Trang 173 sgk ngữ văn 12 tập 1):

– Viết tự do lên mọi lúc, mọi nơi: ban đêm, ban ngày, lúc hửng đông, lúc đêm tối, khi ngoài đại dương mênh mông, nơi núi cao hiểm trở, lúc giông bão, khi bình yên..

– Tôi khao khát tự do đến cháy bỏng, mãnh liệt, vì vậy vị trí của “em” trở nên quan trọng, luôn ngự trị, chiếm trọn thời gian và suy nghĩ hành động của “tôi”

– Với cấu trúc và sự suy luận, bài thơ giống như bản trường ca, khúc hát dài kêu gọi tự do, tác phẩm trở thành bài ca kêu gọi nhân dân Pháp đấu tranh cho tự do

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment