Soạn bài Tiểu sử tóm tắt

0

Soạn bài Tiểu sử tóm tắt

1. Bài tập 3, trang 55, SGK.

Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
Trả lời:
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn và nhà uiết kịch của nước ta. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khá giả có tinh thần yêu nước ở xã Dục Tú, nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Khi còn là học sinh, Nguyễn Huy Tưởỉĩg tham gia phong trào yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930), ông hoang mang, không hoạt động nữa, nhưng vẫn giữ một lòng yêu nước thầm kín. Năm 1935, ông làm thư kí Nhà đoan ở Hải Phòng, rồi Hà Nội, đồng thời, nuôi chí hướng viết văn để kí thác tấm lòng đối với đất nước. Trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử vào đoàn đại biểu của Tổ chức Văn hoá cứu quốc đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, nhà vãn tích cực hoạt động trong phong trào văn nghệ cách mạng, và là một trong những người phụ trách Hội Văn hoá cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Huy Tưởng tham gia thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam và góp phần xây dựng nền văn nghệ kháng chiến ngay từ những ngày đầu. Sau khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, nhà văn viết nhiều tác phẩm phản ánh sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới và quay trở lại với một đề tài mà ông đã ấp ủ từ lâu: đề tài về cuộc chiến đấu quyết tử trong lòng Hà Nội mùa đông năm 1946.
Trong gần 20 năm sáng tác, với nhiều thể loại khác nhau, Nguyễn Huy Tưởng đã đóng góp cho văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị, như tiểu thuyết “Đêm hội Long Trì” (1942), kịch “Vũ Như Tô” (1941), kịch “Bắc Sơn” (1946), “Kí sự Cao – Lạng” (1951) và bộ tiểu thuyết lớn viết dở dang “Sống mãi với Thủ đô’’ xuât bản năm 1961, khi nhà văn đã qua đòi. Sáng tác của ông có khuynh hướng lịch sứ khá rõ và nói chung đều đậm đà chất lãng mạn tích cực. về sau, chất lãng mạn này được bồi đắp thêm bằng chất hiện thực phong phú của đời sống cách mạng. Tác phẩm của ông, dù viết về đề tài lịch sử hay thời sự, đều thấm đượm chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng, ông có lối diễn đạt trong sáng, giọng văn trầm tĩnh, đôn hậu. Nguyễn Huy Tưởỉĩg còn sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cho thiếu nhi, phần nhiều là truyện lịch sử, hoặc kể lại những truyền thuyết hay cố tích, mà tiêu biếu là cuốn “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
(Theo Từ điển Văn học, tập II, NXB Khoa học xà hội, Hà Nội, 1984)
2. Có thể coi đoạn trích dưới đây là một bản tiểu sử tóm tắt được không ? Vì sao ?
Năm 1873, sĩ quan thuỷ quân Pháp hạ xong thành Hà Nội thì xuống đánh luôn thành Nam Định, quê hương Tú Xương. Lúc bấy giờ nhà thơ Tú Xương còn lật sấp lật ngửa giữa cái nôi sông Vị núi Gôi mà cười cài tiếng cười ra đời mà mếu cái tiếng mếu vào đời của một em bé mới ba tuổi thơ.
Năm 15 tuổi, người học trò Trần Tế Xương bắt đầu mang chõng đội lều vào một khu trường thi vừa dựng lại xong, sau khi bị Tây đốt trụi từ năm 1882. Năm 1885, Trần Tế Xương đi thi Hương khoá đầu tiên đó củng là năm quan Đốc học chữ Hán sau này của tỉnh Nam Định là Mai Sơn Nguyễn Thượng Hiền củng đã thi Hội ở Huế, loa nhà vua ngày 23 tháng 5 ta sắp xướng danh những vị tiến sĩ mói thì đại bác Pháp lại nổ vào trường thi, lại nổ vào kinh thành.
Năm 24 tuổi, Trần Tế Xương đã thành ông Tú Xương đỗ tú tài “Tú rốt bảng khoá Giáp Ngọ, nổi tiếng tài hoa”.
Khoá Đinh Dâu sau đây khác với khoá Giáp Ngọ trước, có toàn quyền Đu-me đến thật chứ không phải ai đại diện. Lễ xướng danh lại có hàng loạt ca-nông bắn doạ. Chả hồi ấy lại hay xì xào về ông Kì Đồng khởi nghĩa. Thành Nam bỗng rầm rập răm rắp các thứ mật thám áo dài áo cộc, lính khố đỏ khố xanh, pháo thuyền hếch sẵn mủi súng ở bến Đò Quan. Cô đầu Hàng Thao khó mà phân biệt làng chơi ai là người đi hát thật ai là người giả vờ nghe đàn để ngóng tin.
Khoá thi Giáp Ngọ 1894, ông Tú Xương đỗ rốt bảng ấy mở vào cuối thu và đóng vào lúc sang đông đã vàng hết lá những gốc hoè bờ sông Vi Hoàng thành Nam. Đối chiếu với lịch sử Pháp chiếm đóng Bắc Kì và so ngày vào kì đệ nhất  (29 – 10 – 1894) với ngày Pháp xin kí hoà ước ngừng bắn với (quan) Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) thì khoa thi Giáp Ngọ ấy được mở ra sau năm ngày ngừng nổ súng ở căn cứ du kích Yên Thế.

Chính năm 1894, Tú Xương đồ tú tài là năm Pháp san bằng thành Thăng Long, gạch triệt hạ thành đem bán đấu giá cho me tây thầu khoán. Pháp phá thành Hà Nội, Pháp lấp sông Tô Lịch ở Hà Nội. Và ở Nam Định thì lấp sông Vị Hoàng. Khúc sông Vị Hoàng Pháp lấp để mở tỉnh và đóng dấu Pháp vuo đời hành chính tỉnh Nam, con sông ấy mất rồi nhưng hôm nay đây, đọc thơ ông Tú, trong tai chúng ta vẫn còn róc rách tiếng sóng nước vọng lại từ gậm cầu tre nào của một ngày xưa gần đây.
Đêm nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Lược trích từ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2, Sđd)
Trả lời:
Đó là những đoạn văn viết rất hay, sinh động và hấp dẫn, làm sống dậy được không khí của một thời đã xa. Tuy nhiên, tác giả những dòng viết đó không có ý định làm một bản tiểu sử; vì thế, không đặt ra cho mình nhiệm vụ giới thiệu đầy đủ những thông tin cần thiết về toàn bộ cuộc đời và sáng tác của Tú Xương. Chưa kể rằng lối viết của nhà văn cũng không thể gọi là tóm tắt, vì mục đích của nhà văn không phải là tóm tắt tiểu sử.
3. Sưu tầm những bản tiểu sử tóm tắt rõ ràng, đầy đủ để làm mẫu trong quá trình luyện tập.
Trả lời:

Dưới đây là bản tiểu sử tóm tắt của một thi nhân mà thân thế vẫn chưa được nhiều người biết rõ :
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hình, người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, bên bờ Hồ Tây, Hà Nội bây giờ. Không rõ bà sinh và mất năm nào, chỉ biết bà có chồng tên là Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Lưu Nguyên Ôn từng làm Tri huyện Thanh Quan. Có lẽ thời gian này, ông lấy bà nên người ta mới quen gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Bà học rộng, có lần được vua Minh Mạng mời vào cung làm Cung trung giáo tập, dạy học cho các cung phi và công chúa.
Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều. Thơ của bà hiện còn không đến mười bài, hầu hết sáng tác bằng chữ Nôm và theo thể Đường luật. Được truyền tụng nhất là các bài “Qua Đèo Ngang”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chiều hôm nhớ nhà”, “Chùa Trấn Bắc”,… Thơ bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn là thiên nhiên vào lúc trời chiều, bóng xế, gợi lên cái cảm giác vắng lặng và buồn bã.

Cảnh bà miêu tả trong những bài thơ giống như những bức tranh thuỷ mặc, chấm phá. Bà thường rút ra trong cảnh ấy những nét đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất để diễn tả bằng một nghệ thuật ước lệ. Tinh cảm mà bà gửi gắm vào trong cảnh vật thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Đối với bà, cái đẹp là dĩ vãng; còn hiện tại luôn vắng vẻ, quạnh hiu, nếu không thì cũng chỉ là cái bóng lờ mờ của dĩ vãng. Người ta gọi bà là một nhà thơ hoài cổ.
Thơ Bà Huyện Thanh Quan được chú ý còn vì nghệ thuật hết sức điêu luyện. Ở tất cả các bài thơ Đường luật của bà, niêm luật đều chặt chẽ mà không có cảm giác gò bó, xếp đặt ; câu thơ trang nhã, từ ngữ chải chuốt và chọn lọc công phu.
Bà là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng của nước ta.
(Theo Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới, Hà Nội, 2004)

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment