Soạn bài số từ và lượng từ trang 128 SGK Văn 6
Soạn bài số từ và lượng từ trang 128 SGK Văn 6
Câu 1: Đọc các câu văn trong mục I SGK và trả lời các câu hỏi:
1. Các từ được in đậm trong các câu bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?
2. Từ đôi trong câu “… mỗi thứ một đôi” có phải là số từ không? Vì sao?
3. Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi.
Trả lời:
1. Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ:
– hai chàng
– một trăm ván cơm nếp
– một trăm nệp bánh chưng
– chín ngà
– chín cựa
– chín hồng mao
– một đôi.
2. Từ đôi trong “một đôi”không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị.
3. Một số từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như đôi: tá, cặp, chục
Câu 2: Đọc câu văn sau:
“[…] Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn ăn.”
1. Nghĩa của các từ in đậm trong các câu văn trên có gì giống và khác nghĩa của số từ?
2. Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ. Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự
Trả lời:
– Các từ in đậm trong câu giống với số từ: đứng trước danh từ.
– Tuy nhiên, nó có điểm khác với số từ:
+ Số từ: chỉ số lượng hoặc thứ tự sự vật.
+ Các từ in đậm: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Đó chính là các lượng từ.
Xếp các từ in đậm vào mô hình cụm danh từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
s1
s2
các
hoàng tử
những
kẻ
thua trận
Cả
mấy vạn
tướng lĩnh, quân sĩ
– Căn cứ vào bảng ta thấy các lượng từ chia thành hai loại:
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, toàn thể…
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, mỗi, từng…
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi