Soạn bài So sánh (tiếp theo)
Soạn bài So sánh (tiếp theo)
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 43, SGK.
2. Bài tập 2, trang 43, SGK.
3. Bài tập 3, trang 43, SGK.
4. Tìm và phân loại phép so sánh trong các câu thơ sau :
a) Đây quân du kích dao chen ánh
Giữ lá cờ sao vàng lấp lánh
Cờ như mắt mở thức thâu canh
Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.
(Xuân Diệu, Ngọn quốc kì)
b) Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.
(Tố Hữu, Ta đi tới)
c) Đất nước!
Của những người con gái, con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.
(Nam Hà, Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi, Việt Nam ơi)
Gợi ý làm bài
1. Để giải quyết các yêu cầu của bài tập, trước hết HS tìm các phép so sánh có trong mỗi đoạn thơ. Căn cứ vào các từ ngữ chỉ ý so sánh (từ so sánh) được sử dụng, các em xác định từng phép so sánh thuộc kiểu gì. Ví dụ :
a) So sánh : Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè – dùng từ so sánh là. Vậy, đây là so sánh ngang bằng.
Khi phân tích tác dụng của một phép so sánh, HS cần nêu được những hình ảnh và tình cảm, cảm xúc mà phép so sánh ấy gợi ra. Có những phép so sánh chủ yếu có giá trị gợi hình. Có những phép so sánh chủ yếu có giá trị biểu cảm và có những phép so sánh vừa có giá trị gợi hình vừa có giá trị biểu cảm cao..
2. HS đọc lại bài Vượt thác. Từ đó tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh. Ví dụ : Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
Học sinh tự phân tích cảm nhận của mình thông qua các so sánh đã tìm được.
4. HS tìm các so sánh có trong các câu thơ và phân loại chúng theo hai kiểu : so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. Ví dụ :
a) Cờ như mắt mở thức thâu canh
Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.
(So sánh ngang bằng – sử dụng từ so sánh như.)
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi