Soạn bài: Quá trình văn học và phong cách văn học (siêu ngắn)

0

Câu 1 (trang 183, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể. Nó bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, tất cả các hình thức tồn tại của văn học từ truyền miệng đến chép tay, in ấn. Nó cũng bao gồm các thành tố của đời sống văn học như tác giả và người đọc, các hình thwusc tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, các hình thái ý thwusc xã hội,…

– Các quy luật của quá trình văn học:

+ Gắn bó với đời sống, với từng thời đại văn học, những biến động của lịch sử, xã hội thường tạo nên sự biến chuyển trong văn học

+ Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân

+ Văn học một dân tộc tồn tại, phát triển trong sự bảo lưu và tiếp biến

Câu 2 (trang 183, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Văn học thời Phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ.

– Chủ nghĩa cổ điển: coi văn học cổ đại là hình mẫu lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ

– Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quan, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, luôn xây dựng thế giới hình tượng nghệ thuật sao cho phù hợp với lí tưởng và ước mơ của nhà văn

– Chủ nghĩa hiện thực phê phán: thiên về những nguyên tắc khách quan, chú ý chọn đề tài trong cuộc sống hiện thực, chủ trương “nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”, quan sát thực tế để sáng tạo các điển hình

– Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa: miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân.

– Thế kỉ XX, trên thế giới còn xuất hiện của các tào lưu hiện đại chủ nghĩa: chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa hiện sinh

– Ở Việt Nam có hai trào lưu nổi bật nhất là trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực

Câu 3 (trang 183, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống

– Phong cách văn học mang dấu ấn dân tộc và thời đại

Câu 4 (trang 183, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả

– Sự sáng tạo trong những yếu tố thuộc nội dung tác phẩm (đề tài, chủ đề, hình tượng, cảm hứng,…)

– Sáng tạo về hình thức biểu hiện (ngôn từ, kết cấu, thể loại,…)

Luyện tập

Câu 1 (trang 183, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Cảm hứng lãng mạn trong “Chữ người tử tù”

+ Xây dựng nhân vật với vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ

+ Thủ pháp tương phản, đối lập: đối lập giữa con người với hoàn cảnh, giữa ánh sáng và bóng tối,…

+ Ngôn ngữ phong phú, đa dạng, goc cạnh

– Cảm hứng hiện thực trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”:

+ Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.

+ Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.

+ Thủ pháp cường điệu, nói ngược, được sử dụng một cách linh hoạt.

Câu 2 (trang 183, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu:

+ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị

+ Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

+ Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào

+ Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà

– Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

+ Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân. Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện:

• Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện thẩm mĩ

• Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ

• Vận dụng tri thức, vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo dựng hình tượng

+ Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,…

+ Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment