Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền, trang 75 SGK Văn 11
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền, trang 75 SGK Văn 11
SOẠN BÀI
1. Câu 1 trang 80 SGK
Như đã nói, đoạn trích này thể hiện nổi bật cho những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn. Trong những đặc trưng ấy, phải khẳng định ràng việc xây dựng nên hai nhân Vật hoàn toàn đối lập nhau là một trong những dấu hiệu quan trọng. Trong đoạn trích cũng như trong toàn thiên truyện, Giăng Van-giăng được lí tưởng hoá, tuyệt đối hoá trong vẻ đẹp tâm hồn. Nhân vật giống như một anh hùng trong truyện cổ, đối lập với cường quyền. Trong khi đó ở tuyến bên kia, Gia-ve lại là một kẻ đại ác.
a. Ở đoạn trích này, Huy-gô cũng đã rất thành công trong việc làm nổi bật hai hình tượng với hai phẩm chất hoàn toàn đối lập ấy. Đứng trước cái ác, chỉ với mong ước có thêm thời gian để đưa Cô-dét về cho Phăng-tin mà Giăng Van- giăng đã sẵn sàng chấp nhận tất cả. Giăng Van-giăng đã nhún nhường, thậm chí nhản nhục trước Gia-ve để mong có thể thực hiện được cái ước nguyện kia. Tình thế của nhân vật trong hoàn cảnh này là rất khó xử (trước đó, vì để làm yên lòng Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã nói dối chị rằng ông đã đưa Cô-dét về rồi). Một mặt vừa phải van nài tên thanh tra biến chất, mặt khác lại phải e dè để tránh cho Phãng-tin không phải chịu cái tin quá đột ngột có thể cây sốc cho chị, hoàn cảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được toàn diện những phẩm chất đẹp của nhân vật.
b. Đối lập với Giăng Van-giăng là hình ảnh một Gia-ve độc ác. Trong đoạn trích, sự độc ác của Gia-ve mới đầu chỉ được thể hiện bằng vẻ mặt đắc chí và bằng những lời nói cộc lốc, thô lỗ. Nhưng khi kịch tính của truyện dần lên cao, hắn đã sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Thậm chí, khi Phăng-tin đã tắt thở, Gia-ve vẫn chẳng hề có chút xao động gì. Với hắn, điều quan trọng nhất là không thế nào đánh mất cơ hội tiêu diệt Giăng Van-giăng.
2. Câu 2 trang 80 SGK
Với mỗi nhân vật chính trong đoạn trích (Giăng Van-giăng và Gia-ve), Huy-gô lại thành công trên những phương diện nghệ thuật khác nhau.
a. Khi thể hiện tính cách của Gia-ve, Huy-gô đã sử dụng rất nhiều những so sánh và ẩn dụ. Đó đểu là những so sánh có tính chất phóng đại và đều nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ấn tượng đầu tiên của người đọc về Gia-ve trong đoạn trích này có lẽ là lời nói của hắn – những lời cộc lốc và thô bỉ. “Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy (Mau lên!) có cái gì man rợ và điên cuồng. […] Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”. Rồi “hắn phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”. Thêm nữa, cái cười của hắn mới càng thêm man rợ: “Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”. Tất cả những hình ảnh so sánh phóng đại nêu trên giúp ta hình dung một cách rất sâu sắc về Gia-ve với những nét điển hình của một tên ác thú. Đó cũng chính là những chi tiết làm nên một sự quy chiếu ẩn dụ cho nhân vật này.
b. Đối lập với Gia-ve, ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hộ thống hình ảnh so sánh quy chiếu về ẩn dụ. Tuy nhiên, qua diễn biến tinh tiết dần tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng lại giúp ta có thể liên tưởng đến nhiều ý nghĩa biểu tượng mang tính lí tưởng.
Trong đoạn trích, Giăng Van-giăng trước hết hiện lên qua ngòi bút miêu tả trực tiếp của nhà vãn: “Ông bảo Phăng-tin bằng giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh”, khi thì thì thầm hạ giọng… Tất cả những hành động ấy của Giăng Van-giăng đều rất điềm đạm. Nó hoàn toàn đối lập với các hành động của Gia-ve như đã phân tích ở trên.
Giăng Van-giăng cũng được miêu tả gián tiếp qua những lời cầu cứu của nhân vật Phăng-tin (điều này thể hiện: hình ảnh Giăng Van-giăng trong mắt của Phăng-tin như là một anh hùng, như là một vị cứu tinh). Giầng Van-giăng còn hiện lên rất đẹp qua cảnh tượng mà bà xơ Xem-pli-xơ đã chứng kiến: “lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”.
Những lời nói, hành động và ý nghĩ của Giăng Van-giăng trong đoạn cuối gợi lên những vẻ đẹp phi thường, lãng mạn. Hình ảnh đó nổi bật lên trên cái ác và cường quyền. Nó là nơi quy tụ và phát tiết của tình thương yêu.
3. Câu 3 trang 80 SGK
Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay “Trữ tình ngoại đề”). Khái niệm này được giải thích như sau:
“Trữ tình ngoại để chỉ một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm…
[…] Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ tư tưởng tiến bộ, từ những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn đối với người đọc. Đọc Thép đã tôi thế đấy của N. Ô-xtơ-rốp-xki chắc không ai quên một câu đã trở thành danh ngôn: “Cái quý giá nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình và để khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã dâng hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.
Trong tác phẩm tự sự, tính cách thông qua cốt truyện thể hiện nội dung của tác phẩm. Quá lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn. Những đoạn trữ tình ngoại đề sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tác phẩm”.
(Nguyễn Xuân Nam, Từ điển văn học, NXB Thế giới, 2004)
4. Câu 4 trang 80 SGK
Đoạn trích này thể hiện nhiều dấu hiệu nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn
– Những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc: phóng đại, so sánh và tương phản.
– Tuy nhiên điều quan trọng hơn là tất cả những biện pháp này đều bị chi phối bởi đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn – đó là trong khi đối lập thực tế với lí tưởng, chủ nghĩa lãng mạn hướng về khuynh hướng khẳng định thế giới lí tưởng.
– Thế giới lí tưởng của Huy-gô (biểu hiện qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn giải quyết những bất công xã hội bằng giải pháp tình thương) có thể nhuộm màu ảo tưởng, song điều này vẫn bồi đắp cho con người một tình cảm và lí tưởng đẹp đẽ, không thể thiếu.
LUYỆN TẬP
1. Câu 1 trang 80 SGK
Trong đoạn trích, Phăng-tin không đóng vai trò là một nhân vật chính. Tuy nhiên, cách thể hiện nhân vật vẫn góp phần thể hiện những nét đặc trưng nghệ thuật nổi,bật của Huy-gô. Ở nhân vật này, một lần nữa, ta có thể minh hoạ lại nghệ thuật đối lập, như là một nét đặc trưng cho thế giới hình tượng của Huy-gô. Đó là:
a. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Tác giả sử dụng thủ pháp nghộ thuật đối lập:
+ Sự đối lập giữa: Phăng-tin >
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi