Soạn bài Mưa – Trần Đăng Khoa
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1:
*Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
*Bố cục: 2 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “đầu tròn – trọc lốc”: cảnh lúc sắp mưa.
– Phần 2: Còn lại: Cảnh trong cơn mưa.
Câu 2:
*Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài:
Trong bài, tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ ngắn, nhịp điệu nhanh, dồn dập, cách gieo vần linh hoạt (ra – già, con – tròn…)
=> Tạo nên nhịp điệu nhanh và mạnh theo đợt như cơn mưa rào mùa hè.
Câu 3: Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong cơn mơ.
a. Tác giả đã sử dụng rất nhiều động từ, tính từ miêu tả các sự vật:
– Mối trẻ bay cao, mối già bay thấp.
– Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên mặc áo giáp đen, hành quân đầy đường.
– Mỗi sự vật đều đón chờ cơn mưa theo cách riêng:
+, Cỏ gà rung tai nghe
+, Bụi tre tần ngần gỡ tóc
+, Hàng bưởi đu đưa bế lũ con
+, chớp khô khốc
+, sấm khanh khách cười
+, cây dừa sải tay bơi
+, ngọn mùng tơi nhảy múa.
=> Tác dụng của việc sử dụng các động từ, tính từ đã làm cho thế giới cây cối, loài vật trở nên phong phú, sinh động như con người.
b. Các trường hợp sử dụng phép nhân hóa:
– “Ông trời mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm”, “Kiến hành quân đầy đường”.
=> Tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. “Ông trời mặc áo giáp đen” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. Còn “muôn nghìn cây mía” sắc nhọn như lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo. Kiến đi thẳng hàng như hành quân.
– “Cỏ gà rung tai – Nghe – Bụi tre – Tần ngần- Gỡ tóc: từ hình dáng của cây cỏ gà và bụi tre tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe, còn những bụi tre bị thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối.
Câu 4:
Ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên:
Ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên. Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ. Vì vậy, các câu thơ đã dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Học thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến “mù trắng nước”.
Câu 2: Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê:
Tả cơn mưa rào:
– Trời oi ả vô cùng, trời đang sáng bỗng tối sầm lại, mây đen kéo tới. Rồi cơn mưa đã đến.
– Những con mối bay như vỡ tổ, chao liệng giữa không trung.
– Trận mưa rào xuống làm cho những hàng cây trong vườn nghiêng qua nghiêng lại, có cây con còn bị gãy đổ.
– Trước sân, nước mưa trắng xóa và dâng lên đến sát mép bậc thềm nhà.
– Tia chớp lóe sáng, loằng ngoằng một vạch như cắt ngang trời.
– Thỉnh thoảng, tiếng sấm rền vang nối tiếng nhau nghe “khanh khách” như tiếng cười.
– Gió thổi mỗi lúc một mạnh rồi một lúc sau cơn mưa dứt hẳn.
Giaibaitap.me
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi