Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

0

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

1. Đọc kĩ đoạn trích Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: Từ Hải, trong phần Đọc thêm, trang 117-119, SGK Ngữ vãn 11, tập một và cho biết:
a) Trong đoạn trích đó, Hoài Thanh đã vận dụng thao tác lập luận so sánh để tìm ra sự giống nhau hay sự khác nhau là chính?
b) Tác giả vận dụng thao tác lập luận so sánh để tìm ra sự giống (hay khác) nhau nhằm mục đích gì ?
Trả lời:
Ở đoạn trích Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du : Từ Hải, thao tác lập luận là so sánh để tìm ra sự khác biệt, chứ nhau. Vì mục đích mà Hoài Thanh muốn biết hai hình tượng Từ Hải của hai tác giả : nhằm chứng tỏ rằng Nguyễn Du đã sáng tạo lại với một thiên tài nghệ thuật mà Nguyễn Du mới thực hiện hoàn toàn cái mộng chúng, điều mà Thanh Tâm Tài Nhân còn chưa làm được.
2. Nhận xét về cách triển khai lập luận so sánh trong đoạn trích sau:
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã rỉmg ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một óng tiên ở trong toà ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Xguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Xam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thòng cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ; suốt đời tận tuỵ cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng của dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi người hùng của dãn tộc, dẫn theo Nguyễn Trãi – thơ và đời, Sđd)
Trả lời: 

 Đoạn trích đã vận dụng thao tác lập luận so sánh một cách rất thú vị
Tác giả mở đầu đoạn văn bằng hình ảnh một tiên ông trong tiên cảnh, với toàn ngọc, gác vàng có làn gió thanh hây hẩy. Cứ ngỡ như mạch lập luận của đoạn văn sẽ dẫn tới một nét đẹp giống nhau. Nhưng tác giả lại bất ngờ chuyển sang sự khác biệt : “Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên”. Và chúng ta thấy hiện ra một Nguyễn Trãi khác, chân thực hơn, lớn lao hơn, một Nguyễn Trãi sống hết mình với đất nước và nhân dân, một Nguyễn Trãi “là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc”, một Nguyễn Trãi – anh hùng dân tộc.

Nhưng điều lí thú là trong cách viết của tác giả, hình ảnh Nguyễn Trãi “chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ” không hoàn toàn đối lập, không loại trừ hình ảnh Nguyễn Trãi như “một ông tiên ở trong toà ngọc”. Những sự so sánh ấy bổ sung cho nhau để làm nên vẻ đẹp phong phú cho con người vừa là một thi nhân với “cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ”, lại vừa là một anh hùng có cả sự nghiệp lừng lẫy lẫn mối “hận nghìn thu”.

3. Anh (chị) được yêu cầu viết một đoạn văn, trong đó có sử dụng thao tác lập luận so sánh để bàn luận về chủ đề : Muốn thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng thì trước hết, những người có trách nhiệm cao phải gương mẫu. Trên có nghiêm thì dưới mói nghiêm.
Hãy đọc những câu hỏi và lòi đáp dưới đây để chọn phương án trả lời chính xác:
a) Anh (chị) có thể dùng hình Aảh “nước trong phải từ nguồn” làm cơ sở cho lý luận của mình không ?
A – Có, vì hình ảnh ấy phù hợp vớí chủ đề nghị luận và có khả nâng giúp cho lập luận sinh động hon, dễ tiếp nhận hơn.
B- Không, vì hình ảnh ấy không phù hợp với chủ đề nghị luận
C – Không, vì hình ảnh ấy khống có khả năng giúp cho lập luận (trở nên sinh động hon, dễ tiếp nhận hơn.)
b) Trong trường hợp anh (chị) chọn phương án có thì hãy cho biết thêm:
Khỉ ấy, phải lập luận sô sánh theo hướng nào là chủ yếu ?
A- So sánh để tìm ra sự giống nhau.
B- So sánh để tìm ra sự khác nhau.
C – Trong hai hướng đó, không có hướng nào là chủ yếu, hướng nào là thứ yếu.
(Trong trường hợp anh (chị) chọn phương án không thì không phải trả lời câu hỏi ở điểm b này)
Trả lời: 
a) Chọn phương án A là hợp lý. Hình ảnh “nước ở nguồn phải trong đã, thì dòng nước chảy ra từ đó mới có thệ trong, mới dễ trơng” hoàn toàn có thể gợi ra được chân lí “trên có trong sạch, có gương mẫu, có nghiêm thì dưới mới trong sạch, mới dễ nghiêm”Mặt khác, hình ảnh dòng nước nguồn trong trẻo củng làm cho bài viết thêm tươi tắn và sinh động.
Trên thực tế, đã từng có bài báo bàn về chủ đề được nêu ở đé bài ; ở đó, hình ảnh “nước trong phải từ nguồn” đã được dùng làm cơ sở để thực hiện thao tác lập luận so sánh.
b) Chọn phương án A, vì hình ảnh “nước trong phải từ nguồn” với chân lí “trên nghiêm dưới mới nghiêm” có quan hệ giống nhau.
4. Viết một đoạn văn nghị luận về một hiện tượng (vấn đề) đang được dư luận xã hội quan tâm. (Yêu cầu: Trong bài phải sử dụng thao tác lập luận so sánh)
Trả lời: 
Tham khảo bài viết dưới đây:
Tự do, Pháp luật và Đạo đức là những thứ rất trừu tượng. Những thú này đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nhưng vai trò của chúng là rất khác nhau. Xin phân tích điều trên từ một bài tập đọc mà chúng ta ai cũng đều biết. Đó là bài tập đọc vỡ lòng về việc hai con dê cùng qua một chiếc cầu.
Đại loại, hai con dê cùng qua một chiếc cầu – con dê trắng đi từ bên này cầu qua bên kia cầu; con dê đen đi từ bên kia cầu qua bên này cầu. Cả hai con đều tranh nhau đi trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng xô đấy nhau, nên cả hai cùng lăn tòm xuống suối.
Bài học nói trên là một bài học về đạo lí. Đạo đức dạy rằng nếu hai con dê biết nhường nhịn nhau, thì chúng sẽ không bị rơi vào tình cảnh cả hai cũng lăn tòm xuống suối. Sự thể là như vậy. Tuy nhiên, không phải bao giờ đạo đức cũng là một công cụ hiệu năng.
Xin được lấy ngay ví dụ nói trên để phân tích. Nếu cả hai con dê trắng và đen đều có đạo đức như nhau, thì việc qua cầu sẽ không phải dễ : chúng sẽ nhường nhau, mà không con nào chịu qua trước cả. “Em xin mời bác qua trước. Em đâu dám qua trước bác”. “Không, em xin mời bác qua trước. Em nhất định không chịu qua trước bác đâu”.
Cái mà chúng ta cỏ thể nhận thấy ngay là đạo đức có thể gây ra sự tốn kém về thời gian. Thời gian mất đi, nhưng vấn đề vẫn còn đó. Việc hai con dê cùng qua một chiếc cầu thì nên như thế nào vẫn không được làm rõ. Đó là chưa nói tới trường hợp, nếu trong hai con dê có một con đạo đức yếu kém hon, thì con này bao giờ cũng sẽ qua cầu trước. Đạo đức vì vậy không nên quá lạm dụng.
Pháp luật mới có thể giải quyết được vấn đề một cách cơ bản hơn. Tuy nhiên, pháp luật cũng không nên bị lạm dụng. Bởi vì việc lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến tự do. Trong lúc đó, tự do mới là một giá trị tự thân và mới là một giá trị tuyệt đối. Những con người tự do cần có pháp luật là để tránh được sự xung đột với nhau. Mọi việc lạm dụng vượt qua sự cần thiết nói trên đều chứa đựng rủi ro biến pháp luật trở thành xiềng xích.
Xin trở lại với ví dụ về hai con dê và một chiếc cầu để phân tích. Nếu hai con dê chỉ đi mỗi con bên một bờ sông khác nhau, thì rõ ràng pháp luật là không cần thiết. Trong trường hợp này thì tự do muôn năm.
Trong trường hợp hai con dê cùng phải qua cầu, nhưng chiếc cầu đủ rộng, thì sự can thiệp của pháp luật chỉ nên là mỗi con dê phải đi bên tay phải (hoặc bên tay trái) của mình. Mọi sự can thiệp quá mức đều không hợp lí và không cần thiết. Vì nó có thể gây ra tốn kém không đáng có cho cả việc tuân thủ và cho cả việc áp đặt thi hành.
Trong trường hợp chiếc cầu chỉ đủ cho mỗi một con qua, thì quy định của pháp luật chỉ nên là con dê nào bước chân lên cầu trước thì có quyền qua trước. Điều này là rất sáng tỏ. Tuy nhiên, nếu hai con dê cùng bước chân lên cầu một lúc thì sao ? (Chuyện này là rất ít khi xảy ra. Nhưng về mặt lí thuyết, nó hoàn toàn có thể xảy ra). Ở đây, chúng ta sẽ có hai cách tiếp cận pháp lí khác nhau.
Cách tiếp cận thứ nhất, lần đầu tiên con dê đen qua trước ; lần thứ hai con trắng qua (hoặc ngược lại). Và cứ như thế thay phiên nhau mà qua cầu.
Cách tiếp cận thứ hai, bắt thăm (hoặc oẳn tù rì) con nào thắng thì con ấy qua trước.
Trong hai cách tiếp cận này, cách tiếp cận thứ nhất có vẻ đạt được công bằng ở mức cao hơn, nhưng gây ra tốn kém nhiều hơn. Bởi vì rằng không có hệ thống thống kê và ghi nhận các lần hai chú dê qua cầu sẽ rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi chú và rất khó giải quyết được tranh cỉiấp.
Cách tiếp cận thứ hai đạt công bằng ở mức thấp hơn, nhưng đạt hiệu quả kinh tế ở mức cao hơn. Việc rút thăm (hoặc oẳn tù tì) là rất dễ dàng và chẳng gây tốn kém gì đáng kể.
Làm luật thì nên chọn giải pháp dễ dàng thực hiện nhất và ít tôn kém nhất. Chính điều này sẽ dẫn chúng ta đến một cuộc sòng thanh bình và thịnh vượng hơn.
( Theo Nguyễn Sĩ Dũng. Hai con dẻ, một chiếc cầu, tạp chí Tia sáng, số 2/ 2007)

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment