Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX – Ngắn gọn nhất

0

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX – Ngắn gọn nhất

Câu 1: Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa:
– Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng.
– Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm.
– Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.
– Về văn hóa: điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 2:
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng:
– Chặng đường từ 1945 – 1954.
– Chặng đường từ 1955 – 1964.
– Chặng đường từ 1965 – 1975.
* Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954:
– Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lâp.
– Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Truyện ngắn và kí: Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân,…
– Thơ ca đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sống Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu,…
– Một số vở kịch gây được sự chú ý như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng…
* Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964
– Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề.
+ Một số tác phẩm khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai…
+ Một số tác phẩm khai thác đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng tháng Tám: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài,
+ Viết về đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải…
– Thơ ca phát triển mạnh mẽ với các tập thơ: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên…
– Kịch nói ở giai đoạn này cũng phát triển. Tiêu biểu là các vở Một đảng viên của Học Phi, Ngọn lửa của Nguyễn Vũ….
* Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975
– Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
– Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng…
– Thơ những năm chống Mĩ cứu nước đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Thơ ca thể hiện rất rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực; đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang như: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão và Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu…
– Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Các vở kịch gây được tiếng vang: Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm,… 
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975:
– Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
– Nền văn học hướng về đại chúng.
– Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 
Câu 4:
– Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ. Thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
Câu 5: Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
– Thơ ca: có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc: Tự hát của Xuân Quỳnh, Ánh trăng của Nguyễn Duy…
– Văn xuôi: một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, những tuyển tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn Minh Châu,…
– Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hằng ngày. Các tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của  Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường…
– Phóng sự xuất hiện, đề cập tới những vấn đề bức xúc của đời sống. 
– Kch nói phát triển mạnh mẽ. Những vở kịch như: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình,… là những vở tạo được sự chú ý.
Luyện tập:
   Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập tới mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến. Một mặt, văn nghệ phụng sự kháng chiến – đó là mục đích của nền văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Mặt khác, chính hiện thực cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo mới cho văn nghệ.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment