Soạn bài Hầu trời – Tản Đà
Soạn bài Hầu trời – Tản Đà
1. Bài tập 1, trang 17, SGK
Anh chị hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?
Trả lời:
Anh (chị) có thể lựa chọn bất kì tứ thơ hoặc câu thơ nào trong bài mà mình thích nhất rồi viết đoạn văn trình bày những cảm nhận sâu sắc hoàn toàn theo ý cá nhân.
Ví dụ :
– Tứ thơ rất ngông và rất lãng mạn của Tản Đà : mơ lên hầu Trời và đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
– Bốn câu thơ vào bài mà thi sĩ Xuân Diệu đã nói là “… tôi phục nhất…” (tham khảo lời giới thiệu trong Thơ Tản Đà, NXB Văn học, Hà Nội, 1982).
– Những lời ban khen của Trời và chư tiên ; thái độ “đắc ý” của thi sĩ trước những lời ban khen đó.
– Ước nguyện cuối bài : “Một năm ba trăm sáu mươi đêm, – Sao được mỗi đêm lên hầu Trời !”.
2. Bài tập 2*, trang 17, SGK
Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiêu nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời). Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ. Nhận xét về giọng kể của tác giả.
Trả lời:
Để giải bài tập này, cần xem lại các tác giả đã học: Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương, Tản Đà (ỞTHCS).
– Giải thích từ ngông theo cách hiểu thông thường
– Trong văn chương : Một số nhà văn, nhà thơ thường biểu hiện lối sống “ngông” trong hoàn cảnh thời đại như thế nào và tâm trạng con người ra sao (bằng lòng hay bất mãn với cuộc sống) ? Dẩn chứng (Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà,…)
– Tìm những biểu hiện “ngông” của Tản Đà trong bài thơ này. Giải thích lí do.
3. Chi tiết Tản Đà tự nhận mình là người được Trời trao cho nhiệm vụ truyền bá thuyết “thiên lương” ở hạ giới giúp ta hiểu thêm được điều gì về con người ông ?
Trả lời:
Cần chú ý giải đáp những vấn đề sau :
– Xem lại chú thích thiên lương (SGK, tr. 15) để hiểu Tản Đà tự nhận mình đang gánh vác công việc “thiên lương” của nhân loại có nghĩa là đang làm việc gì.
– Như vậy, đối với cuộc đời, có phải Tản Đà đã hoàn toàn chán ghét và muốn quay lưng lại hay không ? Bên cạnh tư tưởng thoát li, Tản Đà vẫn thể hiện tấm lòng đối với cuộc đời như thế nào ? Do đó trong thơ vãn Tản Đà, bên cạnh cảm hứng lãng mạn thoát li, còn có những nguồn cảm hứng nào khác ? (Hãy dẫn chứng tên một số tác phẩm mà anh (chị) biết.)
4. Ngay từ năm 1939, thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết về Tản Đà : “Tản Đà là ngưòi thứ nhất đã có can đảm làm một thi sĩ cách mạng đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái tôi”. Anh (chị) cảm nhận điều đó như thế nào khi đọc bài thơ này ?
Trả lời:
Có thể giải bài tập theo trình tự gợi ý sau :
a) Xuất xứ câu nói của Xuân Diệu (Bài Công của thi sĩ Tản Dà, báo Ngày nay, số 167, 1939).
b) Nói qua về thời điểm ra đời của bài thơ để thấy rõ cái vị trí “người thứ nhất” và cái “đường hoàng”, “bạo dạn” của Tản Đà (lúc thơ cũ đã tàn mà thơ mới thì chưa manh nha, tính chất phi ngã của văn chương trung đại còn in dấu nặng nề đến mức một học giả tân tiến như Phạm Quỳnh còn lên tiếng phê phán cái tôi Tản Đà một cách nặng nề : “Người ta phi cuồng thì không ai trần truồng mà đi ngoài phố”).
c) Cảm nhận cái tôi của thi sĩ Tản Đà qua bài thơ.
– Thông qua những tứ thơ trong bài để làm rõ cái tôi mà Tản Đà “dám có” là như thế nào.
– Cái tôi ấy có được thoả mãn ở giữa cõi trần không ? Vì sao ?
– Lối thoát lãng mạn và ngông của Tản Đà để có thể “giữ một bản ngã”.
d) Khẳng định giá trị văn chương và giá trị lịch sử của bài thơ.
5. Anh (chị) hãy phân tích câu chuyện hầu Trời của nhân vật xưng “con” trong bài thơ Hầu Tròi của Tản Đà.
Trả lời:
Khi phân tích, cần chỉ ra những ý cơ bản sau :
Câu chuyện hầu Trời của nhân vật xưng con chính là câu chuyện của nhân vật trữ tình Tản Đà. Thông qua đó, nhà thơ muốn bày tỏ ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan nỉệm về nghề văn của mình :
– Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện hầu Trời: “Nguyên lúc canh ba-tằm_mội mình […] Nằm buồn, ngồi dậy đun nước uống – uống xong ấm nước, nằm ngâm văn […] Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà”. Tiếng ngâm ấy “làm Trời mất ngủ”, Trời mắng rồi sai tiên xuống mời lên đọc thơ cho Trời nghe.
– Diễn biến câu chuyện hầu Trời:
+ Trời mời đọc : truyền cho “văn sĩ đọc văn nghe !”.
+ Tản Đà đọc thơ thực chất là tranh thủ giới thiệu sự phong phú, đa dạng về tác phẩm, thể loại, giá trị của các tác phẩm thơ văn của ông : văn vần, văn xuôi, văn triết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn dịch,…
+ Trời khen, người nhà Trời khen thơ của Tản Đà: “Trời cũng lấy làm hay”; “Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng”, “Vân đã giàu thay lại lắm lối”, rồi tranh nhau căn dặn “Anh gánh lên đây bán chợ Trời !”
+ Tản Đà trần tình gia cảnh của mình : “Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn”, “con thực nghèo khó”, “thước đất cũng không có”…. vốn liếng chỉ là một bụng văn, nhưng “văn chương hạ giới rẻ như bèo”…
+ Trời động viên, chia sẻ : “Không phải là Trời đày – Trời định sai con một việc này – Là việc “thiên lương” của nhân loại”.
+ Trời sai tiên đưa Tản Đà về hạ giới:
– Thông qua câu chuyện hầu Trời, người đọc hiểu hơn về con người, văn chương Tản Đà:
+ Một “cái tôi” lãng mạn, mạnh mẽ, tự tin, một bản lĩnh vững vàng luôn khát khao được khẳng định mình.
+ Cảm nhận được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới mẻ về nghề văn của Tản Đà :.Thi sĩ phải đa tài, phải sáng tạo được nhiều tác phẩm có giá trị, phải là người góp phần nhân đạo hoá con người trong xã hội.
– Nhờ những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Tản Đà như lối kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn ; cách xây dựng tình huống sáng tạo, hình ảnh hấp dẫn ; cách đưa đẩy câu chuyện họp lí; giọng kể đa dạng, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh ; câu chuyện hầu Trời trở nên thật ấn tượng, giàu ý nghĩa.
– Thông qua câu chuyện hầu Trời của Tản Đà, người đọc hiểu sâu hơn về tình cảnh, tâm sự của thế hệ các nhà văn, nhà thơ Việt Nam ở đầu thế kỉ XX.
(Vũ Thị Hồng Thắm soạn)
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi