Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

0

Bài tập
1.  Bài văn này sử dụng phương pháp lập luận chủ yếu là chứng minh. Hãy tìm hiểu nghệ thuật nghị luận chứng minh trong bài văn qua các việc cụ thể sau :
a)  Tìm câu văn nêu luận điểm của bài.
b)  Nêu hệ thống luận cứ trong bài. Nhận xét về hệ thống luận cứ này.
c)  Ở mỗi luận cứ, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ? Vì sao những dẫn chứng ấy giàu sức thuyết phục?
d)  Hãy vẽ sơ đồ hàng dọc theo trình tự : luận điểm, các luận cứ, các dẫn chứng.
2.  Tác giả đã nói về mối quan hệ giữa đức tính giản dị với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp ở Bác Hồ như thế nào ?
3.  Bài văn đã nêu những đức tính giản dị ở Bác Hồ. Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
4*. Trong bài văn, tác giả không giải thích về đức tính giản dị, nhưng qua sự chứng minh, bình luận của tác giả, em hiểu thế nào là đức tính giản dị ?

Gợi ý làm bài
1. a) Luận điểm chính được nêu ra ngay trong phần mở đầu của bài văn : “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”.
b) Các luận cứ trong bài để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ : bữa ăn, nhà ở, lối sống và làm việc, nói và viết.
Các luận cứ được đưa ra khá toàn diện, bao gồm hầu hết các mặt trong đời sống và hoạt động của Bác Hồ.
c) Em cần tìm trong bài các dẫn chứng cho mỗi luận cứ được nêu ở điểm b.
2. Em tìm trong bài văn câu nói về mối quan hệ giữa đức tính giản dị và đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú ở Bác Hồ.
Mối quan hệ đó là sự giản dị trong đời sống vật chất chính là thể hiện sự coi trọng đời sống tinh thần, thể hiện cuộc sống thanh cao của vị lãnh tụ. Đồng thời, sự giản dị lại hoà hợp và càng làm nổi bật đời sống tinh thần phong phú, những tư tưởng và tình cảm cao đẹp ở Bác Hồ.
3. Đức tính giản dị ở Bác Hồ : Thể hiện bản chất vị lãnh tụ của nhân dân, làm nổi bật đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp của Bác, thống nhất với sự vĩ đại của Bác và làm cho sự vĩ đại ấy không hề xa lạ, phi thường, mà lại hết sức gần gũi với mọi người, bỏ qua những hình thức bên ngoài mà đi thẳng vào bản chất, nên sự giản dị ở Bác Hồ cũng là hiện thân của chân lí.
4*. Em có thể tìm nghĩa của từ giản dị trong Từ điển tiếng Việt nhưng cần làm rõ hơn bằng chính sự trình bày của tác giả bài văn này. Trong bài văn, tác giả không giải thích hay định nghĩa về đức tính giản dị, nhưng qua sự chứng minh và bình luận trong bài, có thể hiểu đức tính giản dị với các nghĩa sau :

–  Một phẩm chất trong lối sống : đơn giản mà tự nhiên, không cầu kì, xa hoa.
–  Một đặc điểm trong cách suy nghĩ, nói năng, giao tiếp : trong sáng, dễ hiểu, đi vào bản chất của vấn đề hay sự việc, tiếp cận với chân lí.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment