Soạn bài Cô bé bán diêm (ngắn gọn) – An-đéc-xen

0

Câu 1.

– Truyện này có thể chia làm ba phần:

 + Từ đầu đến… đôi bàn tay đã cứng đờ ra: em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa.

+ Từ “Chà! Giá rét quẹt một que diêm… “đến” về chầu Thượng đế”: em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn.

+ Từ « Sáng hôm sau… » đến « em đã chết trong những ảo ảnh kì diệu ». cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

   Chia phần 2 của văn bản thành những đoạn nhỏ căn cứ vào từng lần quẹt diêm:

   – Lần 1: hiện lên chiếc lò sưởi.

   – Lần 2: hiện lên bàn ăn thịnh soạn.

   – Lần 3: hiện lên cây thông Nô-en.

   – Lần 4: em được gặp bà.

Câu 2:

   – Gia cảnh: cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã qua đời, em sống với người bố khó tính luôn mắng nhiếc, đánh đập.

   – Thời gian: đêm giao thừa. Không gian: mọi nhà sáng đèn, ngỗng quay, ngoài đường tối tăm, lạnh lẽo.

   * Những hình ảnh tương phản được sử dụng khắc hạ nỗi khổ cực của cô bé:

   – Ngôi nhà đẹp đẽ trước kia em sống >< xó tối tăm trên gác sát mái nhà.

   – Mọi nhà rực ánh đèn, mùi ngỗng quay >< em bé đói rét, dò dẫm trong đêm tối.

Câu 3.

Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí em bé: Lạnh (lò sưởi) → đói (bàn ăn) → ao ước đêm giao thừa (cây thông Nô-en) → cô đơn, khổ cực (nhớ đến người bà hiền hậu). Trong đó, có điều thứ 4 (em gặp bà) thuần túy là mộng tưởng.

Câu 4.  

   – Truyện Cô bé bán diêm mang tính nhân đạo sâu sắc về những mảnh đời bất hạnh.

   – Đoạn kết của truyện:

       + Là một bi kịch đau thương, cái chết một cô bé trong cô đơn giá lạnh, trong đói khát, trong đêm giao thừa, một cái chết đầy xót xa.

       + Nhìn một mặt khác, “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” , cái chết của sự giải thoát, em cùng bà về chầu Thượng đế, em đi vào cõi bất tử cùng người bà hiền hậu độc nhất với em.

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment