Soạn bài Chiều tối ( Mộ) (ngắn gọn) – Hồ Chí Minh
Soạn bài Chiều tối ( Mộ) (ngắn gọn) – Hồ Chí Minh
Câu 1:
Giữa bản dịch thơ với bản dịch nghĩa có những chỗ chưa sát với nguyên tác như:
– Câu 2: Bản dịch đã bỏ rơi nghĩa cô lẻ của đám mây
+ Cô vân: chòm mây lẻ loi ⟶ Áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng.
+ Mạn mạn: chậm chậm ⟹ sự trôi nổi, lặng lẽ, lững lờ
● Ý cả câu: chòm mây lẻ trôi chậm chậm
+ Bản dich: Chòm mây trôi nhẹ
⟹ không diễn tả được vẻ đơn độc và nhịp
bay chậm chậm của chòm mây
– Câu 3:
+ Sơn thôn thiếu nữ ⟹ dịch: cô em làm mất sự trang trọng của câu thơ Đường, không phù hợp với phong cách nói của Bác
+ Dịch thừa chữ tối ⟹ nguyên tác hàm súc và kín đáo hơn). Nó làm mất đi vẻ tự nhiên trong sáng tạo của Bác, cũng như mất đi ý vị “ý tại ngôn ngoại”, hàm súc của thơ cổ.
⟹ Bản dịch tuy trôi chảy nhưng làm mất đi sự tự nhiên và sáng tạo trong thơ Bác.
Câu 2:
Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong 2 câu thơ đầu:
* Bức tranh thiên nhiên:
– Thời gian: Chiều tối
– Không gian: Bầu trời mênh mông
⟶ Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.
– Hình ảnh (nhân hoá), mang tính tượng trưng, ước lệ.
+ Quyện điểu: con chim mỏi
⟶ Cánh chim sau một ngày rong ruổi, trong giờ khắc của ngày tàn đang về rừng tìm nơi tổ ấm. Không gian êm đềm, tĩnh lặng của tạo vật.
+ Cô vân: chòm mây cô đơn
⟶ Chòm mây gợi nên sự bát ngát, mênh mông. Đồng thời đó cũng là áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng.
+ Mạn mạn: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ
⟶ Giữa bầu trời mênh mông, cánh chim và chòm mây càng cô đơn lẻ loi.
⟹ Hai câu thơ đầu đã gợi tả cảnh chiều tối nơi xóm núi mênh mông, cô quạnh. * Tâm trạng: 2 câu thơ gợi một nỗi buồn man mác, cô đơn, bâng khuâng của tác giả. Hai câu thơ tả cảnh mà mở ra cả một không gian tâm trạng: cảnh buồn, người buồn.
Câu 3:
Bức tranh đời sống trong hai câu cuối:
– Cô em…xay ngô: Cảnh con người lao động đời thường bình dị quen thuộc
⟶ Hình ảnh cô giá xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy sức sống. Con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
– “ma bao túc…Bao túc ma hoàn” (lặp): lao động liên tục
⟶ Cần mẫn, chăm chỉ: vòng quay không dứt của động tác xay ngô. Dòng lưu chuyển của thời gian một cách tự nhiên.
– “Lò than…rực hồng”: ấm cúng và hạnh phúc.
“hồng” là điểm sáng thẫm mĩ, là nhãn tự của bài thơ
⟶ Hình ảnh thơ không tĩnh tại mà hướng đến ánh sáng, sự sống.
– Ý nghĩa:
+ Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày
+ Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.
+ Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.
+ Niềm tin, niềm lạc quan.
Câu 4:
Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ:
– Thể thơ tứ tuyệt hàm súc
– Hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng,
– Bút pháp gợi tả chấm phá, cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật, cô động, hàm súc đặc trưng cho lối nghê thuật cổ điển và kết hợp với nét hiện đại
– Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm: quyện điểu, cô vân. Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khỏe khoắn. Bài thơ sử dụng những chữ có thể làm “sáng” lên cả bài thơ: chữ “hồng” trong câu thơ.
LUYỆN TẬP:
Câu 1:
– Sự vận động của cảnh vật:
Ngòi bút Hồ Chí Minh diễn tả thiên nhiên rất chân thật, tự nhiên.
+ Hình ảnh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu lộ ra vẻ ảm đạm và hoang vắng nhưng có phần phù hợp với cảnh ngộ của Người.
+ Lột tả được nét nổi bật trong tâm hồn Bác, trong giờ phút đau khổ, nặng nề, cực nhọc nhất Bác vẫn tha thiết với thiên nhiên và tìm thấy ở thiên nhiên sự đồng cảm.
+ Hai câu thơ cuối như lấy lại sự ấp ám bởi hình ảnh thiếu nữ xuất hiện làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh. Lại có sự vận động “ma bao túc” (xay ngô tối) làm cho không khí buổi chiều đượm một chút náo nhiệt, hình ảnh cố giá xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy sức sống. Cảnh chiều tối bỗng dưng có sinh khí.
● Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.
Bài thơ đã tạo nên một hình ảnh Hồ Chí Minh: vượt hoàn cảnh, tâm hồn hướng đến ánh sáng, gắn bó với cuộc đời, con người.
Câu 2:
Hình ảnh thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong bài có thể nói là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng. Trung tâm bài thơ chính là con người lao động và ngọn lửa của sự sống. Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, làm mất đi sự mỏi mệt, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề. Nó toát lên vẻ gần gũi, giản dị, trẻ trung, khỏe mạnh, sống động của cuộc sống lao động bình dị.
Câu 3:
Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã ca ngợi thơ Bác: vừa có chất thép mà vẫn đậm chất chữ “Tình”. Điều đó được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Chiều tối”:
– Chất thép: Hai câu thơ đầu, Bác đã vẽ nên một bức tranh mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Thiên nhiên ảm đạm và hoang vắng có phần phù hợp với cảnh ngộ của Người. Nhưng qua đó ta lại thấy được một nét nổi bật trong tâm hồn Bác, là trong giờ phút đau khổ, nặng nề, cực nhọc nhất Bác vẫn tha thiết với thiên nhiên và tìm thấy ở thiên nhiên sự đồng cảm. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ.
– Chất tình: Hình ảnh Bác trong bài thơ đã vượt hoàn cảnh, tâm hồn để hướng đến ánh sáng, gắn bó với cuộc đời, con người. Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, yêu cuộc sống bình dị của người lao động. Bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời.
Giaibaitap.me
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi