Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) – Lí Bạch

0

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

Trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh , hai câu sau thiên về tả tình.

Ở hai câu thơ đầu, nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và thấy ánh trăng xuyên qua cửa rọi vào mình. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp “ngỡ là sương”. Vì thế, dù không trực tiếp tả người , câu thơ vẫn gợi lên trạng thái và tình cảm của con người.

Hai câu thơ sau chỉ có ba chữ trực tiếp tả tình “tư cố hương” còn lại đều tả cảnh, tả người. Vì thế, tác giả tả cảnh để truyền tải tình yêu quê hương da diết.

Câu 2:

a. Tác giả sử dụng phép đối ở hai câu cuối: “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng / Cúi đầu nhớ cố hương”.

Hai câu đối rất chuẩn về mặt từ loại: động từ/ động từ (cử đầu – đê đầu), (vọng – tư), tính từ / tính từ (minh – cố), danh từ/ danh từ (nguyệt – hương).

b. Phép đối có tác dụng làm cho người đọc thấy được rõ hơn sự nhớ quê hương, chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm buồn của nhà thơ. Cái cúi đầu, ngẩng đầu chỉ trong khoảnh khắc nhưng nhưng cho thấy tình cảm yêu quê hương đó luôn thường trực , sâu nặng biết bao.

Câu 3:

Bốn động từ “nghi, cử, đê, tư” cho chúng ta thấy được mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ tuy bị bị tỉnh lược chủ ngữ nhưng vẫn khẳng định được là ở đây chỉ có một chủ ngữ duy nhất. Đó là chủ thể trữ tình, chủ thể hành động ở đây chính là tác giả.

Cảm xúc vận động rất nhanh: nhân vật trữ tình bị tỉnh giấc thì nhận ra ánh trăng lọt vào khe cửa, ngỡ như là sương rồi ngẩng lên như là một hành động xác nhận. Nhưng rồi chính khoảnh khắc ngẩng đầu lại là giây phút nhà thơ nhớ về quê hương. Và hành động cúi đầu như đang kìm nén cảm xúc đang trào dâng trong lòng tác giả.

II. LUYỆN TẬP

Nhận xét 2 câu thơ dịch :

“Đêm thu trăng sáng như gương

Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà”

Ta thấy, 2 câu thơ ngắn gọn nhưng chỉ nêu được nội dung là thấy trăng sáng, Lí Bạch ngắm trăng và nhớ quê nhà nhưng không thấy được nét đặc sắc nghệ thuật ở trong 2 câu thơ này. Ở bản dịch cũ có động từ “ngỡ” thể hiện sự bắt gặp một cách tự nhiên, ngỡ ngàng và trăng được so sánh với “sương”  còn ở bản dịch mới thì hoàn toàn bị mất đi. Để sự bắt gặp ngẫu nhiên đó, tác giả mới dâng trào cảm xúc và càng nhớ quê nhà nhiều hơn. 

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment