Soạn bài Các thành phần chính của câu

0

Soạn bài Các thành phần chính của câu

Bài tập
1. Bài tập 1, trang 94, SGK.
2. Bài tập 2, trang 94, SGK.
3. Bài tập 3, trang 94, SGK.
4. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau. Đặt câu hỏi cho chủ ngữ và vị ngữ.
a) Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.
(Tô Hoài)
b) Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi.
(Tạ Duy Anh)
c) Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi.
(Võ Quảng)
d) Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.
(Võ Quảng)
5. Các câu sau có mấy chủ ngữ, mấy vị ngữ. Chỉ ra các chủ ngữ, vị ngữ đó.
a) (1) Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. /…/ (2) Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. (3) Còn cậu Chân, cậu Tay đi tìm thức ăn. (4) Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. (5) Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. (6) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau; mỗi người một việc không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b) (1) Mẹ tôi vừa về, kịp nghe và kịp chứng kiến tất cả, cũng không kìm được xúc động. (2) Theo chú Tiến Lê thì những bức tranh của Mèo rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào.
(Tạ Duy Anh)
c) (1) Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. (2) Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao hơn nữa và tiến về phía thuyền vua. (3) Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !”.
( Theo Nguyễn Đổng Chi)
Gợi ý làm bài
1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
a. Chẳng bao lâu,…cường tráng.
– Chủ ngữ (CN): tôi (đại từ).
– Vị ngữ (VN): đã trở thành…cường tráng (cụm động từ).
b. Đôi càng tôi mẫm bóng.
– CN: Đôi càng tôi (cụm danh từ).
– VN: mẫm bóng (tính từ).
c. Những cái vuốt ở chân…nhọn hoắt.
– CN: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo (cụm danh từ).
– VN: cứ cứng dần và nhọn hoắt ( 2 cụm tính từ).
d. Tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
– CN: Tôi (đại từ).
– VN: co cẳng lên, đạp phanh phách (2 cụm động từ).
e. Những ngọn cỏ gẫy rạp…lia qua.
– CN: Những ngọn cỏ (cụm danh từ).
– VN: gẫy rạp, y như…lia qua ( cụm động từ).
2. Đặt 3 câu theo yêu cầu sau:
a. Bạn Lan giúp bà cụ qua đường.
b. Bạn Hòa luôn hòa đồng với mọi người.
c. Dế Mèn là một người tự cao, tự đại.
3. Chủ ngữ trong câu em vừa đặt:
a. Chủ ngữ: Bạn Lan (Trả lời câu hỏi: Ai?).
b. Chủ ngữ: Bạn Hòa (Trả lời câu hỏi: Ai?).
c. Chủ ngữ: Dế Mèn (Trả lời câu hỏi: Con gì?)
4. 
a. Chủ ngữ: Tôi 
Vị ngữ: đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.
b. Chủ ngữ: Tôi
Vị ngữ: quyết định bí mật theo dõi em gái tôi.
c. Chủ ngữ: Chú Hai 
Vị ngữ: vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi.
d. Chủ ngữ: Dòng sông
Vị ngữ: cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.
5. Trong một câu có thể có nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ. Cách xác định các chủ ngữ và các vị ngữ trong câu cũng vẫn phải dựa vào định nghĩa về chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ trường hợp a :

Chủ ngữ

Vị ngữ

– Câu (1) có 3 chủ ngữ : cô Mắt; cậu Chân ; cậu Tay.
– Câu (2) có 2 chủ ngữ : bác Tai; cô Mắt.
– Câu (3) có 2 chủ ngữ : cậu Chân ; cậu Tay.
– Câu (4) có 1 chủ ngữ : lão Miệng

– Câu (1) có 2 vị ngữ : cố gượng dậy; đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng.
– Câu (2) có 1 vị ngữ: vực lão Miệng dậy.
– Câu (3) có 1 vị ngữ : đi tìm thức ăn.
– Câu (4) có 2 vị ngữ : ăn xong; dần dần tỉnh lại.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment