Sơ đồ tư duy bài Hồi trống Cổ Thành ngắn gọn dễ hiểu

0

Mỗi tác phẩm văn học đều có sơ đồ tư duy khác nhau để chúng ta dễ dàng hiểu và nắm rõ về tác phẩm đó. Hôm nay dethihsg247.com sẽ gửi đến các em học sinh Sơ đồ tư duy bài Hồi trống Cổ Thành ngắn gọn dễ hiểu. Chi tiết sơ đồ tư duy này ra sao mời các em xem ở bên dưới nhé.

Sơ đồ tư duy phân tích Hồi trống Cổ Thành hay nhất

Luận điểm 1: Trương Phi và những hiểu lầm đối với Quan Công

Luận điểm 2: Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ

Luận điểm 3: Ý nghĩa của hồi trống cổ thành.

dethihsg247.com-so-do-tu-duy-hoi-trong-co-thanh

Nếu Quan Công là một con người điềm tĩnh, biết suy xét, nhận biết tình hình thì Trương Phi lại ngược lại, tuy là một người tướng giỏi nhưng Trương Phi tính tình lại nóng nảy, không nghe những lời giải thích, dù có lí, thuyết phục đến đâu. Vì vậy mà chỉ khi Quan Công giết chết được tên tướng giặc thì Trương Phi mới chấp nhận sự trong sạch của Quan Công, dù trước đó Quan Công có giải thích đến đâu, dù người chị dâu có làm chứng thì Trương Phi cũng một mực không nghe. Tuy nhiên, sự cố chấp này của Trương Phi cũng xuất phát từ chính tấm lòng trung thành với Lưu Bị, vì quá trọng chữ “trung” nên không cho phép sự phản bội, hai lòng làm hoen ố, ảnh hưởng. Ta cũng không thể phủ nhận được sự dũng mãnh, tài ba hơn người của Trương Phi, vì chỉ có dưới trướng khoảng hơn trăm người nhưng Trương Phi đã đoạt được Cổ Thành về tay và làm chủ nơi đây.

Đây không hề là việc đơn giản nếu như không muốn nói đây là một hành động quá sức phi thường. Là người trọng sự trung thành nên dù tình cảm huynh đệ có gắn bó nhưng một khi đã phản bội thì Trương Phi cũng kiên quyết chống lại đến cùng. Hành động ấy, suy nghĩ ấy rất đúng nếu như Quan Công là con người hai mặt thực sự. Nhưng ở đây sự thật không như những phán đoán mơ hồ của Trương Phi nên sự nông nổi, cứng nhắc của anh ta khiến cho hành động nhân vật này trở nên mù quáng. Tuy nhiên, Trương phi cũng là người biết hối lối khi nhận ra những sai lầm của mình, khi iết Quan Công không hề phản bội thì Trương Phi đã tạ lỗi, khóc lóc, quỳ lạy Quan Công để hối lỗi “..nhỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường…”

Tóm lược về Tác giả La Quán Trung và tác phẩm Hồi trống Cổ Thành trước khi lập Sơ đồ tư duy

I. Tác giả La Quán Trung

– La Quán Trung sinh năm 1330, mất năm 1400 (?), tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân

– Quê quán: vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ

– Thời đại: ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh

– Con người: tính tình đơn độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

– Ông là người chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử

– Các sáng tác chính: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…

– La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc

II. Tác phẩm Hồi trống Cổ Thành

1. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

a) Nguồn gốc tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

– La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian để viết Tam quốc diễn nghĩa.

– Tam quốc diễn nghãi ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi

b) Nội dung

– Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba triều đại phong kiến là Ngụy, Thục và Ngô

– Thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân

c) Nghệ thuật

– Giá trị lịch sử, nghệ thuật

– Tài kể chuyện đặc sắc, nghệ thuật miêu tả các trận chiến độc đáo

2. Vị trí đoạn trích Hồi trống Cổ Thành

Đoạn trích thuộc hồi thứ 28

3. Tóm tắt

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.

4. Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (từ đầu…đem theo quân mã chứ!) : Trương Phi hiểu lầm Quan Công.

– Phần 2 (còn lại) : Quan Công chém Sái Dương, giải hiềm nghi, anh em đoàn tụ.

5. Giá trị nội dung

– Hồi trống cổ thành chứa đầy linh hồn của đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ

– Biếu dương lòng anh hùng, trung nghãi của Trương Phi và Quan Công

6. Giá trị nghệ thuật

– Ngôn ngữ sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu

– Lời kể giản dị

– Xây dựng nhân vật đặc sắc

Trên đây, dethihsg247.com đã giới thiệu với các bạn Sơ đồ tư duy bài Hồi trống Cổ Thành. Mời các bạn đón đọc loạt bài viết Sơ đồ tư duy các tác phẩm trong văn mẫu 10 chi tiết nhất của chúng tôi. Chúc các bạn học tốt và yêu thích môn Văn.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment