Review sách Từ IQ Đến EQ – Nắm Bắt Thành Công Qua Trí Tuệ Cảm Xúc
Từ IQ Đến EQ – Nắm Bắt Thành Công Qua Trí Tuệ Cảm Xúc
Tác giả: Trương Manh
Một số người nghĩ rằng cảm xúc chỉ đóng vai trò giúp con người thể hiện sự “hỷ, nộ, ái, ố”. Tuy nhiên, trên thực tế, các cảm xúc xuất hiện ở mọi nơi: chúng định hình các quyết định của ta, giúp ta cảm nhận thế giới, và đóng vai trò quan trọng trong bất cứ tương tác nào của ta với mọi người. Có một điều chúng ta không thể phủ nhận đó là có IQ cao thôi là chưa đủ, ở thời điểm hiện tại khi đất nước ngày càng phát triển nhiều hơn, một người thành công phải sở hữu được cả hai thứ: IQ và EQ.
“Từ IQ đến EQ” là cuốn sách sẽ giúp bạn nhận biết và bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc của bản thân, định hình và phát triển bản thân, mở rộng mối quan hệ xã giao, cách phá vỡ những cục diện bế tắc, khai thác và vận dụng mối quan hệ xã giao và những kỹ năng để nâng cấp mối quan hệ này một cách tốt đẹp hơn.
Vậy cuốn sách này phù hợp với ai:
Bất cứ ai đang gặp khó khăn trong việc tạo dựng các mối quan hệ cá nhân
Bất cứ ai đang muốn cân bằng lại cảm xúc của mình.
Bất cứ ai cố gắng phát triển tối đa năng lực bản thân.
Chiến thắng bản thân mình của ngày hôm qua, để thực hiện mục tiêu, ngoài việc dựa vào nỗ lực của bản thân, bạn còn phải bồi dưỡng nâng cao khiến cho những “lá cổ phiếu cảm xúc” biến thành trí tuệ cảm xúc có giá trị sử dụng thật sự.
Hy vọng sau khi đọc cuốn sách này, các bạn sẽ biết được cách kiểm soát và điều chế cảm xúc của mình một cách phù hợp nhất.
Một số phương pháp hay được trích từ cuốn sách:
Xây dựng một mối quan hệ với người lạ
Bước 1: Cho đối phương cảm giác an toàn
Một người chưa từng tiếp xúc với bạn sẽ giữ khoảng cách đề phòng bởi đó là cơ chế tự bảo vệ bản thân. Vì vậy, nếu bạn tạo được cho đối phương cảm giác thân thiện, không có sự uy hiếp thì đối phương sẽ từ từ buông lỏng cảnh giác với bạn. Ấn tượng tốt đẹp vào lần đầu gặp mặt 80% đến từ ngoại hình, bao gồm vóc dáng, khuôn mặt, trang phục, thái độ, cử chỉ,… vì vậy bạn nên đầu tư vào ngoại hình của mình nếu muốn tạo được thiện cảm với đối phương.
Bước 2: Nhiệt tình nhưng phải chừng mực
Trong khi giao tiếp, bạn nên chủ động giao lưu, phát đi những tín hiệu tích cực như dùng biểu cảm mỉm cười, ngôn ngữ khen ngợi, duy trì sự tự tin và trạng thái thoải mái trong khi nói chuyện, hãy thoải mái coi đối phương như một người bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể để lộ ra một khuyết điểm của bản thân để tự giễu nhưng phải biết kiểm soát, không nên đùa giỡn quá trớn, như vậy đối phương sẽ tin tưởng và gần gũi với bạn hơn.
Bước 3: Đổi sân nhà, nhường quyền chủ động cho đối phương
Khi bạn muốn tiếp cận với đối phương, ban đầu quyền chủ động nằm trong tay bạn, nhưng sau đó bạn nhất định phải nắm bắt thời cơ để nhường quyền chủ động lại cho họ, để họ cảm nhận được cảm giác “sân nhà”. Trong quá trình giao tiếp, cần thành thật, nói ít, hỏi nhiều, cố gắng dẫn dắt đối phương thảo luận về chủ đề bản thân họ, đồng thời tìm hiểu nhu cầu và kịp thời phản hồi lại họ. Để sự “chuyển giao” sân nhà diễn ra thuận lợi, bạn cũng có thể liệt kê ra những chủ đề có thể hỏi khi giao tiếp, từ đó thường xuyên luyện tập, cập nhật kịp thời.
Bước 4: Làm phiền đối phương để hâm nóng thiện cảm trong quá trình giúp đỡ lẫn nhau
Các mối quan hệ xã giao đag phần được xây dựng và trở nên chặt chẽ trong quá trình anh nợ tôi, tôi nợ anh, anh trả tôi, tôi trả anh. Đôi khi, bạn có thể tạo ra một chút “phiền” nho nhỏ, sau đó tinh tế nhận ra nhu cầu của đối phương và giúp đỡ lại họ, từ đó giúp mối quan hệ trở nên khăng khít. Tuy nhiên, trong lần gặp đầu tiên bạn không nên nhắc đến chuyện tiền nong hay những vấn đề nhạy cảm khác, tránh đối phương cho rằng bạn có ý đồ xấu.
Bước 5: Thiết lập liên minh, lợi dụng cảm giác thân thuộc để biến đối phương thành “người của mình”
Nếu muốn tạo sự tin tưởng và giao tiếp thông thuận, bạn hãy tìm một điểm chung giữa mình và đối phương, có thể là đồng hương, bạn đồng khoá, chung trường,… từ đó tạo lập liên minh, rút ngắn khoảng cách tâm lý và gây ảnh hưởng đến họ.
KỸ NĂNG “CHUYỂN CẢNH” TRONG GIAO TIẾP
Bạn đã bao giờ bị “bí” trong một cuộc hội thoại? Không biết nên nói câu gì tiếp hay không biết nói chuyện gì để đối phương cảm thấy hứng thú, vui vẻ.
Chuyển chủ đề là gì? Chính là khả năng tùy ý chuyển biến theo nhiều chủ đề, giống như chuyển cảnh trong những bộ phim. Đặc điểm lớn nhất của giao tiếp chính là tuỳ ý, tự do, không cần phải bó buộc về quan điểm và kết luận ở bất cứ chủ đề nhất định nào. Nếu chủ đề nào đối phương không có hứng thú, hoặc quan điểm của bạn khác biệt, tuyệt đối đừng do dự, mà hãy nhanh chóng sử dụng kỹ năng chuyển cảnh. Đây là một số kỹ năng thường dùng:
1. Phương pháp kéo dài
Phát hiện chủ đề mới trong câu chuyện của đối phương, không chỉ có thể thành công chuyển chủ đề mà còn có thể cho đối phương thấy được chưa các bạn đồng ý với quan điểm của họ nhưng bạn đã rất chú ý lắng nghe.
2. Phương pháp điềm tĩnh
Nếu không thể tìm được chủ đề mới trong câu chuyện của đối phương thì bạn cũng đừng vội lo lắng, tạm ngừng lại một chút, nhân tiện nâng ly rượu lên, tỏ ý với đối phương, hoặc mời trà họ. Sau đó bắt đầu một chủ đề mới.
3. Phương pháp di chuyển sự chú ý
“Nào! Mời dùng trà” đợi cho đôi bên dùng trà xong, mà bạn chưa tìm ra chủ đề mới, vậy thì hãy tạm thời dịch chuyển ánh mắt của bạn sang chỗ khác. Để tâm quan sát, con mắt của bạn có thể giúp bạn phát hiện ra chủ đề mới. Ví dụ là thời tiết bên ngoài hay chiếc túi xách của đối phương.
ĐỪNG ĐỂ AN ỦI BIẾN THÀNH LƯỠI DAO
Đối với những người có trí tuệ cảm xúc thấp, họ luôn nhiệt tình, có lòng muốn an ủi người khác. Nhưng những lời họ nói ra lại làm người ta nghi ngờ họ hình như đang hướng con dao về phía mình.
Vì vậy, để lời an ủi không trở thành vũ khí sát thương người khác, trong cuốn “Từ IQ đến EQ” – tác giả Trương Manh đã chỉ ra một số lưu ý sau:
1. Quan sát tâm trạng, giảm bớt bối cảnh
Khi một người cần an ủi, điều mà họ thực sự cần là giãi bày tâm trạng, đóng vai trò là một người an ủi có trí tuệ cảm xúc, điều mà bạn cần làm là bên cạnh, dẫn dắt họ trút ra tâm trạng tiêu cực trong lòng
Bạn nên chú ý quan sát những thay đổi trong tâm trạng của họ chứ không phải là những tiểu tiết khác……… “Được rồi , khóc ra được thì cũng đỡ hơn nhiều”, hoặc “Bây giờ ổn rồi, không nói ra được những lời này chắc tôi không chịu được mất”.
Khi họ nói ra những điều này, chứng tỏ họ đã trở về trạng thái bình tĩnh, còn những người chỉ im lặng hoặc đau lòng nhưng coi nhẹ, thì họ tự mình đã có thể đối mặt rồi.
2. Chú ý cách biểu đạt
Thẳng thắn rằng, chú ý cách biểu đạt của bản thân trong khi an ủi người khác là điều không dễ dàng. Bởi lúc này bạn phải đối diện với những đang bế tắc, hơn nữa tâm trạng lúc này của họ rất có thể là: “Tôi thực sự không biết phải làm như thế nào cả” “Anh bảo tôi phải làm thế nào đây”….những lời như thế này có phải là làm cho bạn rất khó kiềm chế mong muốn nói ra điều gì đó?
Thế nhưng nếu bạn nói ra sẽ phản tác dụng…… Lúc này, việc bạn phải kiềm chế lại những mong muốn biểu đạt của mình rất quan trọng.
3. Đừng nói “Tuyệt đối đừng khóc”, hãy nói “Khóc đi”
Thực ra khi an ủi người khác không nên can thiệp quá sâu vào câu chuyện, không nên phán đoán đúng sai giúp đối phương. Thế nhưng nếu không đưa ra bất kỳ ý kiến nào, như vậy đối phương sẽ cảm thấy bạn thờ ơ với những gì họ gặp phải….. Vậy bạn nên nói gì đây?
Ví dụ: “Trong lòng bạn chắc đang buồn lắm, hãy khóc ra đi” hoặc “Có gì bế tắc trong lòng thì hãy nói hết ra đi, đừng giữ như vậy”. Làm như vậy là để dẫn dắt đối phương giãi bày tâm trạng, chứ không phải là ngăn cản họ giãi bày.
4. Tôi có thể cảm nhận được sự tổn thương của bạn, giống như những gì tôi đã từng trải qua 💞
Từ then chốt chuyên môn hơn là “đồng cảm”, biểu đạt rõ hơn một chút là: Tôi có thể cảm nhận được sự tổn thương của bạn, giống như những gì tôi đã từng trải qua.
Tóm lại, phải sự duy trì sự thống nhất về mặt tình cảm với đối phương, sự công nhận và đồng hành về mặt tình cảm sẽ làm cho đối phương cảm thấy bạn thực sự hiểu họ….. Điều cần chú ý, tuyệt đối không nói lời thờ ơ, quan trọng nhất là tâm trạng và lời nói phải đồng nhất.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi