Review sách Sức Mạnh Của Sự Túng Quẫn
Sức Mạnh Của Sự Túng Quẫn
Tác giả: Daymond John, Daniel Paisner
Về tác giả:
Daymond là một Shark nổi tiếng trong Shark Tank của Mỹ, nhà sáng lập thương hiệu thời trang đường phố FUBU. Trước khi có được thành công như hiện tại, ông đã từng trải qua rất nhiều khó khăn trong quá khứ, khi gần như chẳng có gì trong tay.
Bản thân Daymond John đã tận dụng sức mạnh của sự túng quẫn kể từ khi bắt đầu bán áo phông được may tại nhà trên đường phố Queens. Với ngân sách 40 đô la, Daymond đã phải nỗ lực một cách phi thường để quảng bá và bán được sản phẩm của mình. Và sự tuyệt vọng, túng quẫn đã tạo ra sự đổi mới, thành quả khi cuối cùng ông đã đưa thương hiệu FUBU trở thành một hiện tượng toàn cầu trị giá 6 tỷ đô la.
Review sách:
Sức Mạnh Của Sự Túng Quẫn – Cuốn sách nổi tiếng nước Mỹ, tiếp thêm sức mạnh cho mọi người vượt qua nghịch cảnh.
Có hàng triệu lý do khiến bạn bỏ cuộc, chấp nhận thất bại, từ bỏ giấc mơ và đặt dấu chấm hết cho bất cứ thứ gì điên rồ mà bạn đang theo đuổi, nhưng sức mạnh của sự túng quẫn chính là lý do để bạn bước tiếp.
Khi đang ở thế bất lợi, khi cơ hội đã hết và khi bạn đã tiêu hết tới đồng tiền cuối cùng thì đó chính là thời điểm mà bạn phải thành công. Đơn giản vì khi đó bạn không còn bất cứ lựa chọn nào khác, do đó, bạn phải nỗ lực 200%, đầu tư nhiều hơn và chuyển sang guồng làm việc nước rút với toàn bộ khả năng của mình.
Khi đó, sức mạnh của sự túng quẫn có thể hiểu là “cú đánh quyết định” mà bạn ghi được khi thời gian sắp hết và trận đấu đã đi đến hồi kết.
Túng quẫn (khi không còn một xu trong túi), với người có trí, đây là cơ hội lớn để họ bứt phá. Lúc đó, họ sẽ chấp nhận đánh đổi cái tôi, cái sĩ diện hão để quỳ phục trước cơ hội, vì không có sự lựa chọn nào khác. Sau đó, thì họ mới thấy “ồ, nó cũng bình thường, không nhục nhã, xấu hổ, làm mất giá trị mình, đánh mất mình, mình nhất định không, mình không thèm…” như từng nghĩ trước đó. Sẽ cười khi nhớ về quá khứ của việc “nghĩ quá nhiều, sợ quá nhiều, trẻ trâu thế nhỉ, ngây ngô quá, tào lao quá…”.
Túng quẫn, với người có tầm thường, họ sẽ nghĩ đến chuyện phi pháp. Có nên ăn cắp không nhỉ? Có nên lấy cái mà người khác đang sở hữu biến thành của mình? Trong đầu họ sẽ là sự đấu tranh giằng xé giữa lương tri, đạo đức và nhu cầu.
Túng quẫn, với người có trí, là cơ hội để họ dám làm những điều mà họ trước đây không dám, giúp họ thoát được sự ỷ lại (tương lai một người không thể có tiền nhiều là do biết trong túi mình đang có tiền, hoặc cha mẹ mình có tiền, hoặc mình sẽ được thừa kế).
Túng quẫn, với người tầm thường, là than khóc, gào thét, oán hận “lòi ngừ” lẫn “trời xanh” vì khiến họ như thế. Người nói nhiều đủ đề tài trên mạng, chửi bới lên án đủ thứ ở ngoài quán cà phê là do họ đang đói, người đang kiếm ăn được thì họ không có nói, vì cái miệng chỉ có 1, chỉ có thể thực hiện 1 thứ trong 1 lúc.
Người túng quẫn mà có trí thì họ im lặng, tìm cơ hội để làm, dẹp bỏ cảm xúc qua 1 bên. Và triển khai làm ngay chứ không “từ từ, để coi, có ngày mình sẽ…” như trước kia. Không làm thì chết đói sao, buộc phải kiếm ăn như mọi sinh vật trên trái đất, khi đói thì đầu gối phải bò.
Với người có trí, các bạn sẽ thấy họ sẽ trải qua những biến cố & mất sạch sành sanh, sau đó lại làm cái gì đó lớn hơn rất nhiều. Đó là SỨC MẠNH CỦA SỰ TÚNG QUẪN.
“Nếu một ngày lâm vào cảnh nghèo đói, không xu dính túi, bạn sẽ làm gì?
Buông xuôi thả trôi mọi thứ, cáu giận chửi cuộc đời?
Hay là cố gắng tìm kiếm 1 cơ hội để thay đổi cuộc đời 1 lần nữa… “
Thực ra khi bị dồn tới đường cùng, chắc hẳn bạn sẽ tìm cho mình 1 giải pháp đúng đắn mà thôi.
Theo: TNBS
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi