Review sách Đi Tìm Lẽ Sống
Đi Tìm Lẽ Sống
Tác giả: Viktor Emil Frankl
Giới thiệu sách:
Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình.
Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.
Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống.
Về tác giả:
Viktor Emil Frankl (26 tháng 3 năm 1905 – ngày 2 tháng 9 năm 1997) là một nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo và là một người sống sót sau nạn Holocaust.
Review sách:
“Đi Tìm Lẽ Sống” là một cuốn sách dựa trên câu chuyện có thật của chính tác giả Viktor Frankl – người đã trải qua khoảng thời gian dài trong trại tập trung của Đức quốc xã trong những năm thế chiến thứ hai. Những chi tiết được miêu tả trong sách là dẫn chứng cho tội ác lịch sử của phát xít Đức, đã cướp đi hàng triệu sinh mạng của người Do Thái trong những phòng hơi ngạt và lò hỏa thiêu.
Cuốn sách được tác giả viết theo cách nhìn của một người trong cuộc, không phải để tả con người sống cực khổ như thế nào hay chết theo cách tàn nhẫn ra sao, mà ông viết về “người” mà họ lựa chọn sẽ trở thành khi ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Có những người lựa chọn từ bỏ phẩm giá của mình, họ trở nên độc ác, vô tình, bắt nạt bạn tù khác,để có thể sinh tồn càng lâu càng tốt. Nhưng cũng có người giữ lại được lòng dũng cảm, sự tự trọng, lòng thương người, giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh.
Cuốn sách giúp chúng ta dù trong bất cứ một hoàn cảnh nào, cho dù có đau đớn tột cùng, có đối mặt với một tình huống tuyệt vọng, hãy tin rằng bạn vẫn có thể tìm thấy được điều ý nghĩa của cuộc đời, và đặc biệt là sự tự do lựa chọn thái độ trước những đau khổ trong cuộc đời sẽ không bao giờ mất đi, nó luôn ở đó, tất cả do chính bạn lựa chọn
Cuộc sống của tất cả họ là sự tồn tại tạm bợ và vô hạn định cho đến khi đến khi họ tìm thấy lẽ sống của mình, dù lẽ sống ấy là tốt hay xấu. Khi một việc tồi tệ cứ đến với bạn bất chấp việc bạn có đồng ý hay không thì hãy xem nó như 1 cơ hội.
“Hoàn cảnh có thể lấy đi mọi thứ bạn có, chỉ trừ một thứ: sự tự do lựa chọn cách mà bạn phản ứng lại nó…Ở đâu con người cũng phải đương đầu với số phận và cũng có cơ hội đạt được điều gì đó từ chính nỗi đau của mình”
Qua cuốn sách tác giả nhắn nhủ với chúng ta rằng cho dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, con người ta cũng có thể lạc quan mà sống. Thái độ chúng ta nhìn cuộc sống sẽ quyết định toàn bộ cuộc đời của chúng ta.
Đôi điều rút ra từ cuốn sách:
Trong “Đi tìm lẽ sống”, vị bác sĩ tâm lý Frankl không chỉ cho bệnh nhân 1 mà là nhiều “bài thuốc” để chữa trị cho những con người đang lâm vào tình cảnh bế tắc, vô vọng:
– Bàn về sự tự do: “Người ta có thể lấy đi của một người mọi thứ, chỉ trừ một điều: sự tự do – sự tự do trong việc lựa chọn thái độ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và sự tự do lựa chọn hướng đi của mình.” Và “Chính sự tự do về tinh thần này – vốn không thể bị cướp đi – đã khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa và có mục đích.” => Không thứ gông cùm xiềng xích nào có thể giam giữ sự tự do trong tâm trí bạn cả, không sức mạnh nào có thể kềm chế/dập tắt sức mạnh tinh thần của bạn cả trừ bản thân bạn, vâng tôi nói chính bạn: nếu bạn cam chịu sự chi phối về tinh thần, cam chịu bị kềm giữ sự tự do trong tâm trí bạn, thì bản thân bạn chẳng còn gì cả. Sức mạnh đến từ tâm tưởng cho dù nó chỉ còn là ánh lửa leo lắt trước bão tố nhưng nếu bạn không muốn nó tắt nó sẽ mãi sáng và đến một thời điểm bạn có thể thổi bùng lên một đám lửa to lớn chỉ từ đốm lửa nhỏ nhoi ấy!
– Bàn về sự đau khổ: “Đau khổ? Tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa”. Hay “Những thế lực vượt quá khả năng kiểm soát của bạn có thể lấy đi mọi thứ mà bạn có, chỉ trừ một thứ, đó là sự tự do chọn lựa cách bạn phản ứng trước hoàn cảnh”. Hoặc “Nếu cuộc sống có ý nghĩa thì sự đau khổ nhất định cũng phải có ý nghĩa”. => Đơn giản thôi, bạn thấy đau khổ thì sự việc ấy mới là niềm đau chứ bản thân nó chẳng đại diện cho niềm đau.
– Trong Bàn về sự đau khổ, tôi rất ấn tượng với đoạn này của tác giả: “Cách một người chấp nhận số phận và những đau khổ của mình, cách một người dám vượt qua những thử thách đó đem lại cho người ấy nhiều cơ hội để hiểu được ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc sống ngay cả trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Người đó có thể giữ được lòng dũng cảm, tự trọng và bao dung. Hoặc trong lúc đấu tranh sinh tồn, người đó có thể quên đi phẩm giá của mình và trở nên không khác gì một con thú”. => Ở đây ẩn chứa cơ hội mà một người có thể tận dụng hoặc bỏ qua để nắm giữ các giá trị đạo đức mà nghịch cảnh đem lại. Và điều này quyết định việc người đó có xứng đáng với nỗi đau khổ của mình hay không. Như Dostoevski đã nói: “Chỉ có một điều mà tôi sợ: không xứng đáng với những đau khổ của mình”.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi