Phương pháp bảo toàn mol e là gì ? Tổng hợp lý thuyết và bài tập có đáp án ?
Contents
Phương pháp bảo toàn mol e được áp dụng phổ biến vào bài tập hóa. Bởi sự đơn giản cũng như nhanh chóng của nó khiến học sinh ưa chuộng phương pháp này
Hãy theo dõi ngay những nội dung dưới đây để hiểu hơn về phương pháp tính toán này nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Phương pháp bảo toàn mol e
– Trong phản ứng oxi hoá – khử, số mol electron mà chất khử cho bằng số mol electron mà chất oxi hoá nhận.
∑ne cho = ∑ne nhận
==> Sử dụng tính chất này để thiết lập các phương trình liên hệ, giải các bài toán theo phương pháp bảo toàn electron.
⇒ Áp dụng cho các bài toán:
+) Có xảy ra phản ứng oxh-khử
+) Có mối liên hệ giữa các chất ban đầu và sản phẩm oxh-khử
VD: hh KL + HNO3 → hh ( NO, NO2,…)
→ ne(KL cho) = ∑ htri . nKL = ne( N+ nhận) = 3nNO + nNO2 +….
Nguyên tắc và lưu ý của phương pháp
* Nguyên tắc:
– Viết 2 sơ đồ: sơ đồ chất khử nhường e- và sơ đồ chất oxi hoá nhận e-.
* Một số chú ý:
– Chủ yếu áp dụng cho bài toán oxi hóa khử các chất vô cơ
– Có thể áp dụng bảo toàn electron cho một phương trình, nhiều phương trình hoặc toàn bộ quá trình.
– Xác định chính xác chất nhường và nhận electron. Nếu xét cho một quá trình, chỉ cần xác định trạng thái đầu và trạng thái cuối số oxi hóa của nguyên tố, thường không quan tâm đến trạng thái trung gian số oxi hóa của nguyên tố.
– Khi áp dụng PP bảo toàn electron thường sử dụng kèm các PP bảo toàn khác (bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố).
– Khi cho KL tác dụng với dung dịch HNO3 và dung dịch sau phản ứng không chứa muối amoni: nNO3- = tổng số mol e nhường (hoặc nhận).
Bài tập vận dụng phương pháp bảo toàn mol electron
Bài tập 1: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc. Thể tích khí clo thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:
- A. 5,6 lít.
- B. 0,56 lít.
- C. 0,28 lít.
- D. 2,8 lít.
– Hướng dẫn giải:
Ta có: Mn+7 nhường 5 e (Mn+2) ,Cl– thu 2.e (Cl2)
Áp dụng định luật bảo toàn e ta có :
5.nKMnO4 = 2.nCl2
⇒ nCl2 = 5/2 nKMnO4 =0.25 mol⇒ VCl2 = 0,25 . 22,4 = 0,56 lít
Bài tập 2: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn và Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là ?
– Hướng dẫn giải:
Bài tập 3: Cho hỗn hợp chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100ml dd Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 cùng nồng độ mol. Sau phản ứng được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dd HCl dư thu được 0,35mol khí.Nồng độ mol mỗi muối trong Y là?
– Hướng dẫn giải:
3 kim loại trong chất rắn Z là Ag, Cu và Fe dư ⇒ Al và 2 muối trong Y hết
Z + HCl:
Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung trong bài viết này, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo của chúng tôi !
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi