Phép lặp cú pháp là gì ? Ví dụ minh họa ? Có tác dụng gì ? Bài tập thực hành ?

0

Contents

Phép lặp cú pháp là gì ? Phép lặp cú pháp có tác dụng gì trong những câu văn và câu thơ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về chủ đề này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

         Phép lặp cú pháp là gì ?

    1. Khái niệm phép lặp cú pháp

– Phép lặp cú pháp là một trong những phép liên kết hình thức trong liên kết câu, liên kết đoạn văn, hay thường được gọi là phép lặp từ vựng. Nó lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo ra tính liên kết giữa các câu trong văn bản.

– Phép lặp cú pháp có thể sử dụng lặp lại một cụm từ, lặp 1 phần từ hay lặp lại cú pháp

– Ví dụ minh họa 1:

” Con sóng dưới lòng sâu.

Con sóng trên mặt nước. ”

( Trích Xuân Quỳnh – Sóng )

==> Hai câu thơ này có dùng phép lặp cú pháp, tạo nên một thế đối xứng, có tác dụng khắc họa hình ảnh mọi con sóng ( mọi con người ) đều đang ở trong tâm trạng nhớ trương day dứt khôn nguôi.

Ví dụ minh họa 2:

Bạn có thể không thông minh, nhưng bạn luôn làm việc chăm chỉ và đẩy giới hạn của mình ngày này qua ngày khác. Bạn không thể hát hay, nhưng bạn vẫn chưa muộn.

==> Cấu trúc của sự lặp lại là: Có thể không … nhưng bạn …

     2. Phép lặp cú pháp có tác dụng gì ?

– Có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định hoặc khắc sâu nội dung hoặc hình ảnh mà tác giả hướng tới.

– Phép lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo ra tính liên kết giữa các câu trong văn bản.

phep lap cu phap la gi

      Bài tập thực hành phép lặp cú pháp

Bài tập 1: Xác định phép lặp cú pháp (phối hợp với phép đối) và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau :

” Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”

( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )

– Hướng dẫn giải:

Trong đoạn thơ có 2 lần dùng phép lặp cú pháp ( phối hợp với phép đối )

–  Vẻ non xa / tấm trăng gần. Cả hai đều là hai cụm danh từ có kết cấu cú pháp giống nhau: danh từ chỉ đơn vị ( vẻ, tấm ); danh từ chỉ vật thể ( non, trăng ), tính từ ( xa, gần ).

– Cát vàng cồn nọ / bụi hồng dặm kia. Cả hai đều là kết cấu chủ – vị:

C: Các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và tính từ chỉ màu ( cát vàng, bụi hồng ).

V: Các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và đại từ chỉ định ( cồn nọ, dặm kia ).

Tác dụng chung của phép lặp cú pháp trong đoạn thơ này: khắc hoạ khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên bên ngoài (có sự gần gũi, tình cảm của vạn vật: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”, có cả sự ồn ào sôi động của cuộc sống: “bụi hồng dặm kia”) để đối lập với cái cô đơn, nhỏ bé của nàng Kiều trong lầu Ngưng Bích.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment