Phân tích và cảm nhận bài thơ Xuất dương lưu biệt
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu phân tích bài thơ Xuất dương lưu biệt. Phan Bội Châu là một nhà Nho yêu nước của dân tộc, ông đã không ngừng cống hiến và có những suy nghĩ canh tân rất tiến bộ để phát triển đất nước. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng Phan Bội Châu đã sáng tác rất nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau bằng chữ Hán, chữ Nôm.
Thơ văn của ông luôn nóng bỏng tình yêu nước, có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân suốt một phần tư thế kỉ. Ông cũng đã có nhiều cách tân đổi mới với lạo hình sáng tác mang tính chất tuyên truyền, cổ động và đạt được thành tựu lớn. các tác phẩm chính của ông như “Bái thạch vi huynh phú, Việt Nam vong quốc sử, văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu..” ngoài ra bài thơ “Xuất dương lưu biệt” cũng là một bài thơ nổi tiếng của ông thể hiện những suy nghĩ mưới tích cực.
Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn phân tích bài thơ “Xuất dương lưu biệt nhé. với bài thơ này các bạn cần cố gắng phân tích để thấy được những quan niệm mưới của Phan Bội Châu nhé. mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN PHÂN TÍCH BÀI THƠ XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT.
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Nêu khái quát nội dung.
2.THÂN BÀI:
Hai câu đề:
- Nêu ra chí làm trai
- Phải có chí khí lẫy lừng, tham gia vào cuộc xoay trời chuyển thế.
- Hình ảnh sánh ngang vũ trụ.
- Hai câu thực: đầy ắp niềm tin
- Trước hết là ý thức thị tài.
- Niềm tin của ông dù thất thế vẫn tin vào tương lai.
- Hai câu luận: cái nhìn chân xác, thái độ phủ nhận quyết liệt mạnh mẽ đối với thực tại.
- Cảm nhận được thực tại đau thương.
Hai câu kết:
Tâm thế tự tin đầy khát vọng của người chí sĩ lên đường.
3.KẾT BÀI:
Khẳng định sáng tạo mới mẻ của bài thơ.
BÀI LÀM BÀI VĂN PHÂN TÍCH VÀ CẢM NHẬN BÀI THƠ XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT.
Phan Bội Châu là một nhà Nho có tinh thần yêu nước nồng nàn mãnh liệt, ông quan niệm văn chương là vũ khí đánh giặc, các sáng tác của ông mang tính tuyên truyền giáo dục sâu sắc và rộng rãi. Trong số ấy, bài thơ “Xuất dương lưu biệt” đã cho thấy niềm tin và khát vọng của ông vào tương lai đồng thời thấy được những quan niệm mẻ về đất nước lúc bấy giờ.
Hai câu đề:
“Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.”
Mở đầu bài thơ, tác giả nêu ra quan niệm về chí làm trai. Với những bậc nhà Nho xưa, quan niệm nam nhi đã từng xuất hiện nhiều lần:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu”.
“Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.”
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.”
Từ đó thấy được rằng, với bậc nam nhi thời xưa, thì đã sinh ra làm trai phải có chí khí lớn, lẫy lừng, tham gia vào cuộc xoay trời chuyển thế. Trong ý thơ của Phan Bội Châu, ý muốn khẳng định đã sinh ra làm trai phải làm chuyện khác thường, làm những việc lớn lao như kinh bang tế thế, xoay trục đất, đền thù hà trả nợ nước. Và điều ấy hoàn toàn phải là ở thế chủ động, chứ không phải là sự ép buộc mà bản thân phải tự ý thức được trách nhiệm và vai trò của bậc làm trai.hình ảnh được tạc dựng hùng vĩ, tráng lệ sánh ngang với vũ trụ, đồng thời tâm thế chủ động và tâm huyết sôi sục của một người tha thiết với thế sũ nhận thấy rất rõ ở câu thơ trên. Sang đến hai câu thực:
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?”
Trước hết ta thấy câu thơ ăm ắp một niềm tin vào hậu thế. Nhưng còn thấy rõ ở đấy ý thức thị tài, một ý thức rất điển hình trong các nhà Nho xưa. Lí Bạch từng có câu “thiên sinh ngã tài”. Ý thơ này của Phan Bội Châu gặp lại tâm tư của các bậc cổ nhân, bậc nho sĩ ngày xưa. Nhưng nếu các bậc chân Nho xưa thường ngay e ngại, lo hậu thế không thể làm nên nghiệp lớn thì ông hoàn toàn đối lập với quan niệm ấy, ông tin tưởng tuyệt đối vào tương lai, vào thế hệ trẻ.. chính niềm tin ấy giúp ông dù thất thế vẫn tin vào tương lai. Đến 2 câu luận là nỗi lòng của bậc nhà Nho yêu nước trước thực tại đất nước:
“Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũn hoài.”
Phan Bội Châu đã có cái nhìn chân thực, thái độ phủ nhận quyết liệt, mạnh mẽ đối với thực tại. Non sông chìm trong vòng nô lệ, đạo nho sách thánh hiền không hợp thời, đó chính là suy nghĩ và tư tưởng rất tiến bộ của một nhà Nho yêu nước. Không chấp nhận sống nhục, không phải phủ nhận đạo thánh hiền cổ nhân mà phê phán nền cựu học, kêu gọi bỏ hư văn tu rèn thực nghiệp. Như vậy nếu các nho xưa như Nguyễn Khuyến chua chát, bất lực thì đến ông không hề bất lực mà để thúc đẩy thanh niên lên đường để thay đổi thực tại.
“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.”
Đến hai câu thơ cuối, hình ảnh thơ trở nên lớn lao, kì vĩ rất sử thi, rất lãng mạn, phóng khoáng và tươi sáng. Hình ảnh thơ góp phần thể hiện hùng tâm tráng trí, cái nhìn lạc quan, tinh thần phấn chấn, tâm thế tự tin đầy khát vọng của người chiến sĩ lên đường vì nghiệp lớn, âm hưởng thơ hào hùng như một khúc tráng ca
Đề tài tống biệt là một đề tài quen thuộc trong thơ ca, nhưng với những cách tân nhất đinh của mình trong tư duy và tư tưởng, nhà thơ, nhà chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu vẫn mang đến cho người đọc một khúc tráng ca đầy khí thế khát vọng chứ không phải cảm xúc bi tráng như những bài thơ khác cùng đề tài.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi