Phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài

0

Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hang đầu của văn học hiện đại Việt Nam đồng thời là một tấm gương cho con người về sức sáng tạo. Cách kể chuyện của Tô Hoài có sức hấp dẫn riêng ở lối kể hóm hỉnh với lời văn giản dị tinh tế mà giàu chất thơ. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm ghi lại tên tuổi cũng như dấu ấn văn xuôi của nhà văn Tô Hoài.

Vợ chồng A Phủ’’ được rút ra trong tập “Tây Bắc” kể về cuộc sống của Mị và A Phủ trong nhà thống lý Pá Tra làm nô lệ. Mị trở thành dâu nhà thống lý, phải sống một cuộc sống không giống con người. ở đó, Mị không chỉ bị giam cầm về thể xác mà còn bị giam cầm cả về tâm hồn của mình. Mị xuất hiện trong lời kể của nhà văn Tô Hoài trong khung cảnh của cuộc sóng giàu sang nhưng lại đối lập với tâm thế bên trong con người Mị là mặt buồn ruồi rượi. Dưới ngòi bút của Tô Hoài gieo vào lòng người đọc những cảm xúc mãnh liệt về số phận con người mà cụ thể là nhân vật Mị. Sự xuất hiện của Mị giúp người đọc hình dung ra số phận của những kiếp người lao động dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất.

Bằng kết cấu hồi tưởng, trần thuật ở hiện tại sau đó ngược về quá khứ Tô Hoài tạo được những dấu ấn cá nhân riêng qua cách kể chuyện đầy linh hoạt của mình. Trước khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra Mị là một cô gái xinh đẹp, nết na, có tài thổi sáo. Đặc biệt, Mị còn là cô gái rất giàu lòng tự trọng yêu đời và tràn đầy sự sống, luôn muốn làm chủ và muốn tự định đoạt cuộc đời của mình. Mị trở thành nỗi niềm ao ước của nhiều trai bản trong làng. Thế nhưng cuộc đời lại xô đẩy Mị, trái lại với tất cả những gì mà cô mong muốn. Chỉ vì muốn giúp cha mẹ trả món nợ truyền kiếp mà Mị bỗng dưng trở thành dâu nhà họ Lý kia. Bị ràng buộc về món nợ Mị còn bị ràng buộc cả về những tập tục hôn nhân cổ hủ. Chồng chất những đau khổ cho cô gái trước đây từng ao ước có một cuộc sống do mình định đoạt. Chỉ đến đây thôi người ta đã nhìn thấy cái xã hội mà bọn lang đạo, phong kiến chúa đất miền núi đã bóc lốt sức lực, tước đi quyền tự do của biết bao nhiêu số phận người lao động nghèo. Ba tiếng “dâu gạt nợ” như hé mở cho người đọc một cuộc sống chồng chất những đau thương, những bi kịch mà Mị đang phải gánh chịu.

Khi sống cuộc sống làm dâu trong nhà thống Lý Mị phải chịu những đau khổ về thể xác. Mị bị bóc lột sức lao độg tàn nhẫn, Mị phải làm việc suốt ngày đêm, hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác. Mị bị cột chặt trong vòng vây của công việc. Dưới ngòi bút kể của nhà văn Tô Hoài Mị hiện lên như một công cụ biết nói, một cỗ máy làm việc trong nhà thống Lý. Để rồi đã hơn một lần Mị thổn thức mình không bằng con trâu con ngựa. Cuộc sống của Mị không giống như cuộc sống của con người, Mị đang dần bị vật hóa. Không chỉ vậy Mị còn bị A Sử- chồng của mình đánh đập, hành hạ một cách vô lý. Đỉnh điểm trong đêm tình mùa xuân khi Mị muốn đi chơi nhưng lại bị A Sử trói đứng vào cột. Tô Hoài đứng dưới vị trí là một người ngoài cuộc như quay lại những thước phim mà ông ti mỉ thu được. Tô Hoài miêu tả tỉ mỉ những hành động tàn nhẫn của A Sử lại càng lột tả hết được bản chất tàn bạo, phi nhân tính của giai cấp thống trị mà A Sử là một đại diện tiêu biểu hơn bao giờ hết. Do vậy, qua đây mà ngòi bút của Tô Hoài có sức tố cáo gay gắt. Thêm nưa, cuộc sống của Mị còn bị trói buộc và đày đọa cả về mặt tinh thần. Mị bị ngăn cách với thế giới bên ngoài, mất đi ý niệm về thời gian, bị tước đi tất cả quyền làm người, quyền được sống , được giao tiếp với thế giới bên ngoài. Mị đã hoàn toàn bị vật hóa, bị khống chế bởi thế lực và sức mạnh của thần quyền. Đến đây thôi, hình ảnh Mị hiện lên chồng chất những đau thương và bi kịch mà qua đó Mị là một hiện thân cho người phụ nữ miền núi, người dân lao động dưới ách thống trị của bọn lãnh chúa.

Tiếp đến trong đêm tình mùa xuân cũng là thời khắc sức sống tiềm tàng trong mỊ trỗi dậy. Âm thanh tiếng sáo gọi dậy khát khao yêu đương trong Mị bấy lâu. Nó gji dậy tiếng lòng, tiếng hát từ trong sâu thẳm Mị. Để rồi cũng gọi dậy khát khao yêu đương, hạnh phúc, tuổi trẻ và đánh thức quyền sống con người bên trong Mị. Tô hoài đã sử dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm, lách sâu ngòi bút của mình vào đời sống tâm hồn miêu tả Mị. Nhà văn miêu tả chi tiết từng hành động “uống từng ngụm rượu” cho đến sự thay đổi trong tâm trạng của Mị để thấy rằng con người kia đang muốn làm chủ số phận của mình, muốn vượt lên số phận của chính mình.

Sau đêm tình mùa xuân nổi loạn không thành, Mị tiếp tục trở về câm lặng như xưa, tiếp tục công việc khổ sai làm tê liệt ý thức của con người, đánh đập, hành hạ làm tê liệt ý thức phẩm giá, cầm tù làm tê liệt những nhu cầu sống cơ bản của con người và bóng ma thần quyền đã tiêu diệt đi ý thức phản kháng của con người.  Và chính điều đó lại là nghị lực cho Mị trong đêm đông cứu  A Phủ, thoát khỏi cuộc sống mà Mị và A Phủ không được sống làm con người. Những thay đổi trong tính cách và tâm lý của Mị đều được nhà văn Tô Hoài làm rõ tạo nên những bất ngờ cho người đọc. Miêu tả sức sống tiềm tàng trong đoạn văn Mị cứu A Phủ cho thấy hiện thân của sức sống tiềm tàng của nhân dân lao động miền núi phía bắc. Nhà văn không chỉ miêu tả đồng cảm số phận nhân vật mà còn như hé mở cho họ một lối giải thoát từ đau khổ, đáng thương đến tự do và làm chủ cuộc sống của mình.Qua đó, nhà văn ca ngợi sức mạnh của Đảng, cách mạng giúp con người được làm chủ cuộc sống của mình.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment