Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

0

Contents

1. Mở bài

– Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn được rút ra từ tập Truyện Tây Bẳc của Tô Hoài viết vào năm 1953 ngay sau chuyến thâm nhập thực tế của tác giả. Truyện đã được tặng Giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Đây là truyện ngắn đặc sắc nhất của Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi chống Pháp nói chung, tác phẩm là một bức tranh chân thực về cuộc sống và thân phận khổ đau của những người nông dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, đồng thời là bài ca về phẩm chất, sức sống, khát vọng tự do của con người lao động miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và sự đổi đời của họ.

– Tiêu biểu cho những con người ấy là A Phủ, một trong hai nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong truyện ngắn này.

2. Thân bài

a. Lai lịch của A Phủ

– Tác giả đã cho A Phủ xuất hiện khá đột ngột trong hoàn cảnh đánh nhau với A sử, bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn ở nhà thống lí rồi mới kể về lai lịch của nhân vật.

-Đó là một chàng trai phải chịu đựng một tuổi thơ bơ vơ đau khổ.

+ A Phủ quê ở Háng-bla, vừa mới lên mười tuổi đầu đã phải gánh chịu một tai họa khủng khiếp. Trận dịch đậu mùa tràn đến làm cho trẻ con, người lớn chết. Nhà A Phủ, cha mẹ, anh chị em cũng bị chết hết, chỉ con sót lại một mình A Phủ. Làng chết nhiều quá, có người làng đói bụng đã bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng.

+ Là một thiếu niên có tính ngang bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ đã trốn lên núi khác, lưu lạc đến Hồng Ngài.

+ Đi làm cho nhà người, lần nữa mùa này sang mùa khác, dù sống trong cảnh cực khố, cô đom, nhưng chẳng bao lâu A Phủ trưởng thành với biết bao những phẩm chất tốt đẹp của người lao động miền núi.

b. A Phủ là một chàng trai người Mèo có nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lao động

– A Phủ sớm tự khẳng định tính cách gan góc, một mình kiếm sống, học hỏi đủ thứ nghề biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc, lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo.

– Khi lớn lên, A Phủ chẳng những hiền lành, lao động giỏi mà còn có sức khỏe hom người: công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng…, A Phủ chạy nhanh như ngựa.

– Vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vẫn sống một cuộc sống phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, tự tin của tuôi trè. Đang tuôi chơi, trong ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như nhiều trai khác, A Phủ chi có độc một chiếc vòng vỉa lằn trên cổ, A Phủ cũng củ đi chơi cùng trai làng, đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng. Bởi vậy được nhiều người con gái trong làng mê và trở thành niềm ao ước của biết bao cô gái. Họ kháo với nhau: đứa nào được A Phù cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chăng mẩy chốc mà giàu.

– Tuy nhiên với tập tục, phép làng, lễ cưới xin khắc nghiệt của xã hội phong kiến miền núi đưomg thời, A Phủ, chàng trai không cha không mẹ, không ruộng nưomg, không tiền bạc ấy, làm sao có thể lấy nổi vợ, làm gì có gia đình, hạnh phúc tươi sáng?

c. Đau khổ hơn nữa, A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do mà vẫn không thoát khỏi kiếp sống nô lệ

– Do tính tình phóng khoáng, bướng bỉnh và yêu lẽ phải, chính nghĩa nên A Phủ đã dám đánh lại con nhà quan khi hắn phá đám chơi ngày Tết. A Phủ chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng cổ dập đầu xuống xé vai ảo đánh tới tấp.

+ Hành động dữ dội đó của A Phủ còn có nguyên cớ sâu xa từ mối thù giai cấp. Sau đó A Phủ bị cha con thống lí Pá Tra và bọn tay sai bắt và đánh đập vô cùng tàn bạo, dã man hom cả thời trung cổ.

+ Bọn thống lí và chức việc kéo đến ăn cồ, hút thuốc phiện và đánh đập A Phủ suốt từ trưa đến hết đêm: càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi… củ mỗi lần bọn chức việc hút xong A Phủ lại quỳ trước nhà, lại bị người xô đến đảnh. Mặt A Phủ sưng lén, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Hai đầu gối sưng bạnh ra như hổ mang phù. Như vậy dưới ách thống trị tàn bạo và khắc nghiệt của lũ chúa đất, cuộc sống của người dân nghèo miền núi thật thảm thương, họ bị đánh đập hành hạ như một con vật.

– Tuy vậy A Phủ không hề khóc lóc, van xin mà trái lại vẫn tỏ ra bất khuất, cứng rắn, gan dạ A Phù quỳ chịu đòn chi im lặng như tượng đủ. Cuối cùng, với cách xử kiện quái gở, người phát đơn kiện cũng là người xử kiện. A Phủ đã bị phạt làm nô lệ suốt đời không công cho nhà thống lí.

– A Phủ đã bị thống lí Pá Tra buộc làm nô lệ để trả nợ đời mày, dời con mày, dời cháu mày tao cũng băt thế, bao giờ trả hết nợ mới thôi. Thế là cũng như Mị, A Phủ trở thành tên nô lệ chung thân bị khinh rẻ, bị ngược đãi trong vòng kiểm soát của chủ nô thống lí Pá Tra. Từ đây A Phủ bị thống lí bòn rút sức lao động đốt rừng, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hố, chăn bò, ngựa quanh năm một thân một mình, rong ruổi ngoài gò ngoài rừng.

d. Bi thảm và tuyệt vọng hơn nữa khi tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng dược quyết định bởi bàn tay tàn bạo của thống tí Pá Tra

– Chỉ vì để hổ vồ mất bò, A Phủ đã rơi vào thảm họa mới. Thống lí quát thẳng vào mặt A Phủ Quân ăn cướp làm mất bò tao… rồi sai A Sử lấy cái cọc và cuộn dây mây cuốn từ chân lên vai trói đứng A Phủ lại. Nếu không bắt được hổ đem về thì cho A Phủ đứng chết ờ đấy.

– Sau bao ngày bị trói đủng ở cột, chỉ đứng nhắm mắt và thần chết đã in dấu trên hai hõm má xám lại vì tuyệt vọng và khổ đau của A Phủ. A Phủ đã nằm bên bờ vực của cái chết. Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết đau, chết đói, chết rét, phải chết, còn nỗi đau nào lớn hơn khi con người ta ỷ thức được rằng mình sẽ chết, sắp chết, chứng kiến cái chết đang lan khắp cơ thể mà đành bất lực tuyệt vọng.

– Tuy vậy, với khát vọng mãnh liệt, với bản chất gan góc, bất khuất sẵn có, A Phủ không chịu chấp nhận cái chết mà tìm mọi cách tự giải thoát. Đến đêm, A Phù cúi xuống nhay đứt hai vòng mây, nhích giãn dây trói một bên tay. và với sự trợ giúp của Mị, A Phủ đã quật sức vùng lén, chạy xuống dốc núi. A Phủ và Mị trốn khỏi Hồng Ngài, tới khu du kích Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu. A Phủ và Mị lần lượt trở thành chiến sĩ du kích, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn cuộc đời mình, bản làng quê hương minh. Từ đấu tranh tự phát A Phủ và Mị tiến dần đến cuộc đấu tranh tự giác.

e. Nhận xét đánh giá

– Miêu tả cuộc sống khổ cực đau thương, tủi nhục của A Phủ, Tô Hoài một mặt đồng cảm xót thương với thân phận khổ đau của người lao động miền núi, một mặt khác vừa vạch trần bộ mặt tàn bạo, dã man của bọn chúa đất đã vùi dập không tiếc thương sự sống của họ.

3. Kết bài

– Dưới ngòi bút của Tô Hoài, nhân vật A Phủ hiện lên thật độc đáo, hấp dẫn. Nhân vật ít nói, thiên về hành động. Cùng với Mị, cuộc đời A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận, phẩm chất và con đường đi của người dân vùng cao Tây Bắc.

– Từ bóng tối của cuộc đời đau khổ tủi nhục, họ đã vươn tới ánh sáng rực rỡ của nhân phẩm, ánh sáng tự do và cách mạng. Đó cũng là giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của tác phẩm giàu chất thơ này.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment