Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

0

Truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng là một thành công xuất sắc của Nguyễn Mình Châu trên con đường “đi tìm cái hạt ngọc” ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người Việt Nam thời chống Mĩ. Anh (chị) hãy:

1.    Đi tìm “cái hạt ngọc” ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn nhân vật Nguyệt trong truyện.

2.    Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong việc thể hiện vẻ đẹp tiềm tàng đó.

DÀN BÀI CHI TIẾTI.    Mở bài

–    Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Mĩ. Đặc trưng nổi bật của Nguyễn Minh Châu thời này là cảm hứng lãng mạn bay bổng. Chính cảm hứng này đã chi phối quan điểm nghệ thuật của nhà văn: “đi tìm cái hạt ngọc” ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.

–    Nguyệt – nhân vật chính trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng – là hiện thân đẹp đẽ của quan niệm sáng tác nói trên.

II.    Thân bài 1. “Cái hạt ngọc” ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn Nguyệt

–    Trong tác phẩm, Nguyệt hiện lên trong một vẻ đẹp lí tưởng, hoàn hảo. Cô đẹp cả về ngoại hình và tâm hồn. Nguyễn Minh Châu đã dành không ít những chi tiết, những câu văn đầy chất thơ để miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật. Nhưng rõ ràng, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt mới là tiêu điểm cho sự khám phá nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

–    Trước tiên, đó là vẻ đẹp của một lí tưởng sống cao đẹp: Nguyệt khao khát được cống hiến tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc. Vừa rời ghế nhà trường cô đã xung phong đến với công trường miền Tây đầy gian khổ, hi sinh.

 

Nguyệt yêu Lãm bởi vì cô nhận thấy ở anh có chung một lí tưởng sông với mình (Nguyệt nghe rất chăm chú chuyện Lãm trốn nhà đi tuyển bộ đội). Tình yêu của Nguyệt dành cho Lãm càng cho thấy sự trong sáng, cao cả trong tâm hồn cô. Đây là tình yêu mà “sợi tơ hồng” là một lí tưởng sống cao đẹp.

–    Trong tình yêu Nguyệt có một niềm tin và lòng chung thủy mãnh liệt. Nguyệt chờ đợi, thủy chung với Lãm – một người con trai chưa hề gặp mặt. Qua bao năm tháng chiến tranh ác liệt, niềm tin ấy vẫn không hề thay đổi. Đứng bên cây cầu đá bị bom phá sập (biểu tượng cho sức mạnh khốc liệt của chiến tranh), Lãm nhận thức được tình yêu trong Nguyệt là “sợi chỉ xanh óng ánh” mà không bom đạn nào có thể tàn phá được.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment