Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh

0

Contents

DÀN Ý

1. MỞ BÀI

– Sóng là một trong những bài thơ tình xuất sắc nhất của nhà thơ.

– Trong bài thơ này, nhà thơ Xuân Quỳnh đã chọn hình ảnh “sóng” làm hình ảnh tượng trưng cho tình yêu của người phụ nữ. Chính vì thế, bài thơ sâu sắc và thấm thìa.

2. THÂN BÀI

2.1. “Sóng” trước cái nhìn và cảm nhận của “em”.

– Sóng tượng trưng cho bản lĩnh và tính khí của người phụ nữ đang yêu.

– Sóng tượng trưng cho khát vọng tình yêu muôn đời của tuổi trẻ, và nguồn gốc bí ẩn của tình yêu.

2.2. “Sóng” đồng hành cùng “em”, hô ứng với nhau, cùng cất lên nỗi nhớ và hành trình đi tìm hạnh phúc.

– Sóng tượng trưng cho nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu.

– Sóng tượng trưng cho hành trình đi tìm hạnh phúc, qua đó thể hiện lòng chung thủy cao quý của người phụ nữ.

2.3. “Sóng” hòa nhập với “em”, hóa thân trong nhau hướng tới một tình yêu vĩnh cửu.

3. KẾT LUẬN

Sóng vừa là nó, vừa là một phân thân của cái tôi Xuân Quỳnh, biểu thị một vẻ đẹp tình yêu vừa hướng về hạnh phúc đời thường, vừa khao khát một tình yêu lí tưởng.

BÀI LÀM

Sóng là bài thơ tình rất đặc sắc của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng trong bài thơ được Xuân Quỳnh lựa chọn để trở thành biểu tượng cho tình yêu của “em”, của những người phụ nữ.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ sóng là “em”, một người phụ nữ có nhiều tình cảm sôi nổi, mạnh mẽ. Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện tình yêu của “em” ở nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

Sóng là biểu thị cho tình yêu của tuổi trẻ, từ “ngày xưa – và ngày sau vẫn thế”. Nhưng sóng đâu chỉ nói điều đơn giản ấy, sóng còn là:

Dữ dội và dịu êm

Ổn ào và lặng lẽ

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.

Xuân Quỳnh đã sử dụng những đặc tính của sóng để biểu đạt những sắc thái tình yêu trong “em”, có cả “dữ dội và dịu êm”, có cả “ồn ào và lặng lẽ”. Có những biểu hiện đối lập cùng tồn tại, sóng bất thường và tình yêu của “em” cũng bất thường như sóng. Nhưng có gì là khó hiểu đâu, chỉ tại “Sóng không hiểu nổi mình – sóng tỉm ra tận hể”, đến với một bến bờ hạnh phúc hơn mà thôi. Trong một bài thơ khác, cùng viết về tình yêu, Xuân Quỳnh lại một lần trở về với hình ảnh sóng (trong mối tương quan với thuyền), và ở đây sóng cũng lại “vô cớ”, bất thường như thế:

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

Vì tình yêu muôn thuở

Có hao già đứng yên

(Thuyền và Biển)

Tình yêu cũng như sóng, lúc thì dữ dội, lúc lại dịu êm, khi ào ạt, khi thầm thì… Đấy cũng là những cung bậc khác nhau trong tình yêu của “em”. Xuân Quỳnh còn bộc lộ tình ảm sâu sắc hơn khi thể hiện “con sóng dưới lòng sâu” và “con sóng trên mặt nước”. Ta có thể hiểu “con sóng dưới lòng sâu” dịu êm còn “con sóng trên mặt nước” thì dữ dội. Và cũng có khi “còn sóng trên mặt nước” thì lặng lẽ mà “con sóng dưới lòng sâu” lại ồn ào… Những bí ẩn của sóng và cũng là những bí ẩn trong nôi niềm của người phụ nữ đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật tinh tế. Sóng luôn tự tìm biển, tự đòi hỏi nên mới “tìm ra tận bể”. Tình yêu cũng như sóng, tình yêu có khát vọng tìm hiểu, có sự chia sẻ nhưng nếu “sóng không hiểu nổi mình” thì sóng phải ra tận bể lớn. Con sóng tình yêu muốn vượt thoát khỏi những gì hạn hẹp để đến với bể lớn tình yêu bát ngát. Nỗi niềm của “em”, của người phụ nữ đang yêu được Xuân Quỳnh hiểu thấu và nói lên băng những hình ảnh thơ thật cụ thể và cũng thật trừu tuợng. Ra đến “muôn trùng sóng bể”, “em” muốn hiểu tình yêu có từ nơi đâu:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Câu hỏi ấy đã có từ bao đời nay, chính nhà thơ của tình yêu – Xuân Diệu còn hỏi “Làm sao cắt nghĩa được chữ yêu”. Khởi đầu của sóng là gió, nhưng “Gió hắt đầu từ đâu” thì không sao cắt nghĩa được. Chỉ biết “Khi nào ta yểu nhau” thì “Lòng em nghĩ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Sóng đã biểu thị nỗi nhớ da diết của “em”.

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được.

Nỗi nhớ cũng như sóng ở bể lớn, mạnh mẽ, da diết, sâu thẳm. Sóng như tình yêu của “em” dành cho anh, có bao nhiêu mong nhớ khắc khoải. Dù là sóng dưới lòng sâu hay con sóng trên mặt nước, thì con sóng nào cũng hướng về bờ cát:

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ.

Mối quan hệ giữa con sóng và bờ cát như một cái gì không thể chia cắt. Vượt qua “muôn vời cách trở” sóng vẫn tìm đến bờ cát để được tan ra trong hạnh phúc tình yêu. Mối quan hệ ấy có khác nào tình cảm của “em” và “anh”.

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương.

“Em” cũng như sóng, “em” sẽ đến với “anh”, với tình yêu của “em” dù phải vượt qua “muôn vời cách trở”. Không một tình yêu nào là không có thử thách, biết bao người đang yêu đã nghĩ đến những câu thơ của Xuân Quỳnh để vượt qua những “cách trở”, thử thách và tìm đến bên nhau.

Xuân Quỳnh đã thể hiện hình tượng sóng như một ẩn dụ đẹp về tình yêu của “em. Chẳng thế mà trong suot bài thơ, hai hình ảnh “sóng” và “em” lúc đầu soi chiếu nhau, sau đó lại song hành cùng nhau. Và đến cuối cùng, nhà thơ ao ước được hóa thân thành sóng trong một tình yêu bất diệt:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa hiển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Đó là một khát vọng tình yêu vĩnh cửu, vượt giới hạn của đời người. Nó thể hiện nỗi niềm tâm trạng và trái tim tha thiết yêu thương của nhà thơ Xuân Quỳnh. Lấy sóng làm biểu tượng cho tình yêu của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã diễn đạt được những sắc thái, cung bậc của tình yêu vẳ nét đẹp thúy chung của người phụ nữ.

Sóng mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại lặng lẽ và dịu êm, cũng như người phụ nữ đang yêu với một tình yêu mạnh bạo và sôi nổi. Nét mới ấy hòa trộn với phẩm chất thủy chung, vượt “muôn vời cách trở” của người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment