Phân tích đoạn thơ “chép tội giặc” (từ Bên kia sông Đuống đến Chúng ta không biết nguôi hờn) trong Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
Đoạn hai là đoạn “chép tội giặc” (“Đã có đất này chép tội”). Chép tội chúng nó vào lòng mình, vào lòng mỗi người Kinh Bắc, vào lòng mỗi người Việt Nam.
Lời chép tội vì thế tuôn trào như những đợt sóng tình cảm, đợt này tiếp đợt khác, chất chứa biết bao yêu thương, tiếc nhớ, xót xa, căm giận. Mỗi đợt sóng dội lên biết bao thương nhớ, lên những gì đáng yêu, đáng quý nhất của quê hương để càng đau đớn xót xa khi biết rằng giặc đã tàn phá tất cả rồi: “Bây giờ tan tác về đâu”, “Bây giờ đi đâu về đâu”…
Thành ra đoạn thơ “chép tội giặc” cũng là đoạn thơ vẽ nên bức tranh sinh động về cảnh vật và con người nơi quê hương Kinh Bắc. Đối lập với sự tàn bạo thô bỉ của giặc, hình ảnh quê hương càng đẹp, càng đáng yêu, đáng quý hơn bao giờ. Và như vậy thì càng đau đớn xót xa.
Quê hương Kinh Bắc, ấy là mảnh đất nghìn năm văn hiến với nghệ thuật tranh Đông Hồ nổi tiếng, với biết bao đền chùa thắng tích cổ kính, những lễ hội đầu xuân đông vui nói vọng thanh bình…
Ấy là những cảnh sinh hoạt làm ăn tấp nập của nhân dân, cảnh chợ búa đông vui, cảnh giăng tơ dệt lụa nhộn nhịp…
Ấy là nơi những con người thật đẹp và đáng yêu: những cô gái quê Kinh Bắc răng đen nền nã, khuôn mặt búp sen xinh tươi, thanh quý, những cô gái đảm đang, trẻ trung, tình tứ mà rất đỗi dịu dàng “cười như mùa thu tỏa nắng”.
Tất cả đã lọt vào tay giặc. Chúng đốt hết, phá hết: “Bây giờ tan tác về đâu”.
Trong cảnh loạn li, thương biết bao những sinh mệnh yếu đuối nhất: những mẹ già còm cõi, những đứa trẻ thơ bơ vơ… Không phải ngâu nhiên mà hình ảnh me già trở đi trở lai nhiều lần dưới ngòi bút nhà thơ:
Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
(…) Chưa bán dược một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp bèn bờ tre hun hút…
(…) Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ…
Hình ảnh trẻ thơ càng tội nghiệp hơn nữa: chúng lấy gì ăn? Chúng làm sao chống đỡ được bom đạn giặc? Bọn giặc cướp nước hung bạo bắn cả vào giấc mơ trẻ nhỏ:
Trong giấc thơ ngây, tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình…
Tội ác chồng chất. Lời thơ chuyển từ đau xót tới căm hờn:
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn
Bên kia sông Đuống là bài thơ có sức truyền cảm đặc biệt.
Truyền cảm bằng giọng thơ tâm tình tha thiết xót xa. Truyền cảm bằng
cái điệp khúc như đập mạnh vào trí tưởng tượng nhức nhối của ta: “Bây giờ tan tác về đâu”, “Bây giờ di đâu về đâu” những mẹ già, những em nhỏ, những cô gái giăng tơ dệt sợi…, bây giờ trốn nấp vào đâu, sống chết ra sao…
Truyền cảm bằng hình ảnh đầy gợi cảm, gợi mến thương yêu (“Xanh xanh bãi mía bờ dâu. Ngô khoai biêng biếc”, “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, Màu dân tộc sáng bừng trển giấy diệp”, “Có nhớ từng khuôn mặt búp sen”, “cười như mùa thu tỏa nắng”…), gợi xót xa căm giận (“Sao xót xa như rụng bàn tay”, “Mẹ con đàn lợn âm dương chia lìa đôi ngã”, “Xì xồ cướp bóc, Tan phiên chợ nghèo, Lá da lác đác trước lều, Vài ba vết máu loang chiều mùa đông”, “Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong, Bước cao thấp bên bờ tre hun hút, Có con cò trắng bay vùn vụt, Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu…).
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi