Mở đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi có viết:“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Hãy phân tích một số câu trong bài cáo để chứng minh rằng tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp, là nguồn gốc sức mạnh Việt Nam
Đề bài: Mở đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi có viết:“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Hãy phân tích một số câu trong bài cáo để chứng minh rằng tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp, là nguồn gốc sức mạnh Việt Nam
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc…” (Chế Lan Viên).
Năm 1428, Nguyễn Trãi vị anh hùng dân tộc thay lời Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”. Đó là bản tổng kết 10 năm kháng chiến chông giặc Minh đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Đó là lời tuyên bố độc lập khẳng định ý chí và sức mạnh của dân tộc, nói lên nguyện vọng thiết tha của nước Đại Việt về độc lập, hòa bình và hạnh phúc.
“Binh Ngô đại cáo” sáng ngời tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp, là nguồn gốc sức mạnh Việt Nam. Tư tưởng ấy đã được Nguyễn Trãi viết trong phần mở đầu bài cáo:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Nhân nghĩa là lòng yêu thương con người và sự biết làm điều phải, điều thiện theo đạo lí. Yên dân nghĩa là nhân dân được sông yên vui, hạnh phúc. Điếu phạt là vì dân mà trừng phạt kẻ có tội. Trừ bạo nghĩa là tiêu diệt những kẻ tàn ác, bạo ngược để bảo vệ dân lành. Hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” là mệnh đề về nhân nghĩa, một tư tưởng lớn của bài cáo. Nguyễn Trãi chỉ rõ: Dấy binh khởi nghĩa là để trừng phạt quàn có tội, tiêu diệt lũ tàn ác, bạo ngược để bảo vệ nhân dân, mang lại yên vui hạnh phúc cho nhân dân. Suy rộng câu văn của Nguyễn Trãi và tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ta hiểu sâu hơn hai chữ “nhân nghĩa” mang một triết lí sâu sắc. Vì thương người mà chiến đấu. Vì yêu nước thương dân mà đánh giặc. Hi sinh, chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc, hòa bình hạnh phúc cho nhân dân là nhân nghĩa. Qua đó, ta mới biết nhân nghĩa là cái gốc của đạo lí; tư tưởng nhân nghĩa vô cùng cao đẹp, nó là nguồn gốc sức mạnh Việt Nam.
Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã đứng trên tầm cao của thời đại, phát ngôn cho triết lí nhân nghĩa Đại Việt.
Trước hết, người anh hùng “Bình Ngô” rất lấy làm tự hào ca ngợi nền vãn hiến của dân tộc ta:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.
Nhân dân ta có chủ quyền “núi sông bờ cõi”, có thuần phong mĩ tục, có nền độc lập vững bền, nhiều anh hùng hào kiệt mà tên tuổi gắn liền với những trang sử chống ngoại xâm chói lọi! Đó là nền văn hiến Đại Việt. Đó là sức mạnh Việt Nam:
“Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”.
Đó là sức mạnh nhân nghĩa. Đất nước bị quân thù giày xéo, nhân dân bị tàn sát đau thương: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn — Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Cả đất nước đã căm giận đứng lên, quyết không đội trời chung với quân “cuồng Minh” khát máu:
… “Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống
(…) Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cà phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.
Giặc Minh âm mưu chiếm nước ta, biến thành quận huyện của chúng. Giết người cướp của hết sức dã man. Ta chiến đấu vì sự sống còn của dân tộc. “Đại nghĩa và chí nhân” là nguồn sức mạnh của nhân dân ta để chiến thắng quân thù:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Cuộc kháng chiến 10 năm chống giặc Minh do người anh hùng áo vải Lam Sơn lãnh đạo là bản anh hùng ca chói lọi của dân tộc ta trong thế kỉ XV. Vượt qua muôn vàn khó khăn ban đầu: “Tuấn kiệt như sao buổi sớm – Nhăn tài như lá mùa thu”, có lúc vô cùng nguy khốn: “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần – Khi Khôi Huyện quăn không một đội”. Và với sức mạnh nhân nghĩa thần kì, nhân dân ta đã vươn dậy càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng. “Sấm vang chớp giật” ở Bồ Đằng, “trúc chẻ tro bay” ở Trà Lân, chiếm lại Tây Kinh, thu về “Đông Đô đất cũ”. Máu giặc chảy thành sông, xác giặc chất cao như núi:
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm,
Tụy Động thấy chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”
Bao tướng giặc hiếu chiến, khát máu của Thiên triều bị trừng trị: “Trần Hiệp đã phải bêu đầu”, “Lí Lượng củng đành bỏ mạng”, “Liễu Thăng cụt dầu”, “Lương Minh dại bại tử vong”, “Lí Khánh cùng kế tự vẫn”,… Lũ sống sót “cởi giáp ra hàng” hoặc “vẫy đuôi xin cứu mạng” như hổ đói bị bắt sông. Quân giặc nếm mùi thất bại ê chề, nhục nhã:
“Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng”.
Quân giặc đã chiến bại vì sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam. Với truyền thống nhân đạo, Lê Lợi đã thay mật nhân dân ta “mở đường hiếu sinh” cho hàng chục vạn tù binh: cấp xe ngựa, thuyền bè, lương thực… cho chúng được trở về nước sum họp với gia đình. Đó là một việc làm vô cùng nhân đạo của dân tộc chiến thắng “chưa thấy xưa nay”:
“Mã Ki Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền
ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài ngàn cỗ ngựa
về đến nước mà vẫn tim đập chân run”.
Nhân nghĩa là nguồn gốc sức mạnh của quân và dân ta để làm nên chiến thắng! Đất nước sạch bóng quân thù. Đại Việt bước vào một kỉ nguyên mới “muôn thuở nền thái bình vững chắc”. Trong “Bình Ngô đại cáo”, mở đầu bằng hai chữ “yên dân”, kết thúc bằng hai chữ “thái bỉnh”, điều đó cho thấy tư tưởng nhân nghĩa lấy dân làm gốc. Đánh giặc để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hòa bình hạnh phúc cho nhân dân. Tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến còn mang một nội dung sâu xa hơn: muốn nhân dân được “nghỉ sức”, chiến tranh sớm được chấm dứt, cảnh đổ máu giữa hai dân tộc không còn nữa. Tư tưởng nhân nghĩa ấy được Nguyễn Trãi nói đến trong nhiều bài thơ chữ Hán và chữ Nôm. Tư tưởng nhân nghĩa như một năng lượng hội tụ phát sáng kì diệu làm nên sức mạnh của dân tộc ta:
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng”.
Vì thế suốt đời, ông chỉ có một tấm lòng, một tấc lòng ưu ái (lo nước thương dân) suốt đêm ngày dào dạt như thủy triều trên biển Đông:
“Bui một tấc lòng ưu ái củ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi rực sáng trong “Bình Ngô đại cáo”, làm cho bài cáo này trở thành áng “thiên cổ hùng văn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy cao độ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và của dân tộc để lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược!
Nguyễn Trãi người anh hùng văn võ toàn tài, nhà thơ lớn của dân tộc ta sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Sự nghiệp và thơ văn ức Trai là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Vĩ đại thay người con lỗi lạc của non sông Đại Việt ngàn năm lấp lánh như sao Khuê!
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi