Mở bài và kết bài Ý nghĩa của văn chương

0

Contents

Mỗi bài văn đều có một cách mở bài và kết bài khác nhau giúp các em đạt điểm cao nhất, ở bài viết này hãy cùng dethihsg247.com viết mở bài và kết bài văn bản Ý nghĩa của văn chương nhé. Nội dung chi tiết các em xem ở bên dưới.

8 mẫu mở bài ý nghĩa của văn chương

Mở bài ý nghĩa của văn chương số 1

Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên (1909 – 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa – nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn Thi nhân Việt Nam, in năm 1942. Bài Ý nghĩa của văn chương sau này in lại đã đổi tự đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

Mở bài ý nghĩa của văn chương số 2

Hoài Thanh (1909 – 1982) là cây bút phê bình xuất sắc. Những bài bình của ông rất đặc sắc, tài hoa. Tên tuổi ông trở thành bất tử với tác phẩm Thi nhân Việt Nam (1942). Bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh viết đã trên 60 năm, nhưng ngày nay chúng ta đọc vẫn tìm được nhiều điều thú vị.

Mở bài ý nghĩa của văn chương số 3

Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Những đánh giá, bình luận của ông về văn học có giá trị lớn lao. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Hoài Thanh là “Thi nhân Việt Nam” được in năm 1942. Tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” đã cho người đọc thấy được nguồn gốc, tác dụng và ý nghĩa của văn chương đối với đời sống con người.

Mở bài ý nghĩa của văn chương số 4

Nói về văn chương đã có biết bao nhiêu công trình nghiên cứu, định nghĩa, xác định công dụng chức năng của nó đối với đời sống của con người chúng ta. Một trong những bài nghiên cứu ấy phải nói đến Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh. Trong bài viết, những luận điểm rõ ràng về nguồn gốc cũng như chức năng của văn chương sẽ khiến cho chúng ta hiểu sâu hơn về ý nghĩa của nó.

Mở bài ý nghĩa của văn chương số 5

Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với bài viết Ý nghĩa văn chương, ông thẻ hiện quan niệm của mình về nguồn gốc, vai trò và nhiệm vụ của văn chương đối với tâm hồn con người và đời sống. Từ đó, ông xác định vị trí và nhiệm vụ của người nghệ sĩ sáng tác đối với cuộc sống văn chương của con người và đời sống này.

Mở bài ý nghĩa của văn chương số 6

Hoài Thanh (1909-1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là một nhà phê bình văn học nổi tiêng trước Cách mạng tháng Tám. Viết báo từ năm 1930 trên các tờ Phổ thông, Dãn chúng,… Năm 1942, ông cho in cuốn Thi nhân Việt Nam, một tập tuyển các tác giả trong phong trào “Thơ mới” thời bấy giờ. Trong hợp tuyển ấy, Hoài Thanh có một bài giời thiệu tổng quát. Trong tác phẩm đó tác giả đã có những nhận xét tinh tế có giá trị phát hiện về phong cách của nhà thư, kèm thêm vài bài thơ tiêu biểu. Cho tới nay, Thi nhân Việt Nam vẫn có giá trị trong giđi phê bình văn học, và những người quan tâm đến thơ ca. Bài Ý nghĩa văn chương (trích trong cuốn ỉìình luận văn chương) bàn về nguồn gốc và chức năng của thơ và truyện,… trong đời sống của xã hội con người.

Mở bài ý nghĩa của văn chương số 7

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru những bài ca dao – dân ca. Lớn lên, chúng ta được đọc, được học những bài thơ, những truyện ngắn và một vài cuốn tiểu thuyết,… cổ tích, ca dao, những bài thơ, các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì? Đọc văn thơ, học văn thơ, chúng ta thu lượm được những gì? Muốn giải đáp những câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy đọc bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh – một nhà phê bình văn học có uy tín lớn.

Mở bài ý nghĩa của văn chương số 8

Hoài Thanh (1909 – 1982) là cây bút phê bình xuất sắc, Những bài bình cửa ông rất đặc sắc, tài hoa. Tên tuổi ông trở thành bất tử với tác phẩm Thi nhân Việt Nam (1942). Bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh viết đã trên 60 năm, nhưng ngày nay chúng ta đọc vẫn tìm được nhiều điều thú vị.

8 mẫu kết bài ý nghĩa của văn chương

Kết bài ý nghĩa của văn chương số 1

Bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn. Giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương đã được tác giả nêu bật một cách sáng tỏ. Cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm, sử dụng hình ảnh có duyên và đậm đà, do đó lí lẽ của Hoài Thanh nêu ra tuy không mới, nhưng đầy sức thuyết phục.

Kết bài ý nghĩa của văn chương số 2

Tóm lại, với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh đã cho rằng: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình dung của sự sống và sáng tạo ra sự sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho chúng ta. Nếu lịch sử nhân loại xoá bỏ văn chương thì sự sống sẽ nghèo nàn vô cùng. Quan niệm như thế có thể là chưa đầy đủ, nhưng đã có những điều cơ bản và đúng đắn, giúp cho chúng ta hiểu rõ: nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. Nhờ đó, chúng ta đọc văn, học văn, hiểu và suy ngẫm về văn chương được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

Kết bài ý nghĩa của văn chương số 3

Đoạn trích dài khoảng một trang sách nhưng vẫn bàn rõ nguồn gốc và công dụng của văn chương trong đời sống của loài người. Điều ấy chứng tỏ Hoài Thanh có tài khái quát một đề tài rộng như Ý nghĩa văn chương thành đoạn văn súc tích, dễ hiểu. Nhờ vậy, người đọc có thể yêu quý văn chương nhiều hơn

Kết bài ý nghĩa của văn chương số 4

Với hệ thống luận điểm phong phú, được trình bày cụ thể, rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc; vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, tác giả đã làm sáng tỏ công dụng và ý nghĩa của văn chương. Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

Kết bài ý nghĩa của văn chương số 5

Tóm lại, qua bài viết của nhà phê bình Hoài Thanh ta có thể hiểu rõ về ý nghĩa của văn chương. Nguồn gốc của văn chương chính là lòng thương mến, công dụng của văn chương là gợi lòng vị tha và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh hiện thực và sáng tạo hiện thực.

Kết bài ý nghĩa của văn chương số 6

Với cách lập luận chặt chẽ, khoa học kế hợp với những cảm xúc tinh tế, ta có thể nhận thấy tình yêu đối với văn chương của Hoài Thanh thông qua tác phẩm này. Qua đây tác giả cũng đã khẳng định được sức sống, sức hấp dẫn muôn đời của văn chương đối với con người.

Kết bài ý nghĩa của văn chương số 7

Cuộc đời không thể thiếu văn chương. Văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Hoài Thanh đã dùng hình ảnh gợi cảm để diễn tả ý đó: “từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”.

Kết bài ý nghĩa của văn chương số 8

Khung cảnh thiên nhiên hiện lên sinh động với dòng suối chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt. Phiến đá phẳng phủ rêu xanh mướt, mịn như chiếu êm, Thông, tùng mọc như nêm. Rừng trúc bạt ngàn màu xanh tỏa bóng râm che mát hồn người. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trãi, Côn Sơn có một vẻ đẹp riêng, không giống với bất cứ cảnh đẹp ở mộ nơi nào khác.

Những vần thơ trên giúp chúng ta hiểu thêm cội nguồn tình yêu quê hương, đất nước của thi hào Nguyễn Trãi, đọc Côn Sơn ca, lòng ta xao xuyến, bồi hồi và càng thêm gắn bó với từng mảnh vườn, góc phố quê hương.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment