Mở bài và kết bài tác phẩm Chiếu Dời Đô của Lý Công Uẩn
Contents
Mở bài và kết bài là 2 phần rất ngắn của một bài văn phân tích hay một bài văn nghị luận. Tuy nhiên nó lại vô cùng quan trọng, để có thể ăn điểm tuyệt đối và cuốn hút người đọc thì bạn phải làm tốt 2 phần này. Ở bài viết này chúng tôi sẽ chi sẻ với các bạn một vài mẫu mở bài và kết bài tác phẩm chiếu dời đô sao cho ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa và cuốn hút người đọc nhất.
7 mẫu mở bài tác phẩm chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
Mở bài chiếu dời đô số 1
Trong chế độ phong kiến Việt Nam, Lí Công Uẩn được biết đến là một trong những vị minh quân có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho vận mệnh đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua việc ông quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Sự kiện chính trị này gắn với một tác phẩm văn học có giá trị là “Chiếu dời đô”. Bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, bài chiếu chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.
Mở bài chiếu dời đô số 2
Trước những biến động của nước nhà, hàng loạt các chiếu của nhà vua được ban xuống để bây giờ trở thành những tác phẩm hay có giá trị trong nền văn học Việt Nam. Cùng với chiếu cầu hiền của vua Quang Trung thì chúng ta còn được biết đến chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn.
Bài chiếu không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà nó còn mang nhiều nét văn học trong đó. Lý Công Uẩn nổi tiếng là một nhà vua thông minh nhân ái có trí lớn và lập được nhiều chiến công hiển hách. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông được triều thần tôn lên làm vua, xưng là Lí Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm Canh Tuất (1010), Lí Thái Tổ viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay).
Mở bài chiếu dời đô số 3
Lí Công Uẩn là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cuộc đời ông đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, Trong những năm trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn,triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp.
Năm Canh Tuất (1010), Lí Thái Tổ viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay).. Thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm. Nội dung của Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long, là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý, có đầy tính thuyết phục, phản ánh được phần nào khát khao làm chủ giang sơn. Có ý nghĩa to lớn với nền văn học của Việt Nam.
Mở bài chiếu dời đô số 4
Lí Công Uẩn quê ở Kinh Bắc, là võ tướng có tài của Lê Bại Hành, từng giữ chức Tả thân vệ Điện tiền chỉhuy sứ. Ông là người tài trí,, đức độ, kín đáo, nhiều hi vọng. Năm 1009, Lê Ngọa Triều chết, Lí Công uẩn được giới tăng lữ và triều thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lí Thái Tổ và gây dựng nên nhà Lí tồn tại hơn 200 năm. Năm 1010, Lí Thái Tổ viết “Chiếu dời đô” để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Sau khi dời về Đại La, ông đổi tên địa điểm này thành Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt, chính là Hà Nội ngày nay.
Mở bài chiếu dời đô số 5
Lý Công Uẩn là một võ tướng tài ba, đức độ. Khi Lê Ngọa Triều chết, Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên làm vua và lấy hiệu là Lý Thái Tổ gây dựng lên nhà Lý tồn tại hơn 200 năm. Khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long, Hà Nội) vào năm 1010 và viết “Chiếu dời đô”. Đây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Mở bài chiếu dời đô số 6
Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn (974 – 1028), là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì 20 năm, từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Ông sinh năm 974, là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Mở bài chiếu dời đô số 7
Lí Công Uẩn (974 – 1028) quê ở châu cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều võ công hiển hách. Dưới thời Tiền Lê, ông làm quan đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông được triều thần tôn lên làm vua, xưng là Lí Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
7 mẫu kết bài tác phẩm chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
Kết bài chiếu dời đô số 1
Sự đúng đắn của quyết định dời đô đã được lịch sử chứng minh một cách hùng hồn. Thăng Long xưa – thủ đô Hà Nội ngày nay xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, đã vững vàng trước mọi thử thách ác liệt của nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
Kết bài chiếu dời đô số 2
Kết thúc bài chiếu, nhà vua không dùng giọng mệnh lệnh của bậc vua chúa mà dùng giọng đối thoại nhẹ nhàng như một lời tâm tình: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. Giọng đối thoại ấy tạo nên sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân. Triều Lý hùng mạnh là vì có những vị quân thần thấu hiểu lòng dân đến thế.
Kết bài chiếu dời đô số 3
“Chiếu dời đô” (Thiên đô chiếu) chính là áng văn xuôi cổ độc đáo và đặc sắc. Tác phẩm đã thể hiện khí phách anh hùng dám đương đầu với thử thách và vững tin vào khả năng của mình của Lý Công Uẩn. Chính ông đã đặt nền móng cho sự phát triển hưng thịnh và lâu dài của đất nước.
Kết bài chiếu dời đô số 4
Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.
Kết bài chiếu dời đô số 5
Qua đó, có thể thấy được khát vọng mãnh liệt của tổ tiên về một nước Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng cường và tư thế hiên ngang của một quốc gia tự chủ đang trên đà phát triển lớn mạnh. Để rồi khi nhắc đến tác phẩm này sau hàng ngàn thế hệ, vẫn là sự quyết định đúng đắn của bậc anh nhân đầy thấm thía.
Kết bài chiếu dời đô số 6
Tuy là một bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn rất có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khỏe khoắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ cho kế hoạch dời đô của mình.
Kết bài chiếu dời đô số 7
Như vậy, tuy thuộc là thể loại văn học chức năng với mục đích ban bố mệnh lệnh nhưng “Chiếu dời đô” không hề khô khan mà rất giàu cảm xúc. Với tấm lòng yêu nước thương dân, tác giả- vị vua Lí Công Uẩn đã tạo nên một tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân văn.
Từ mục đích dời đô, lí do chọn Đại La làm kinh đô mới hay đến những lời bộc bạch của tác giả, chúng ta đều bắt gặp trong đó những giá trị vô cùng tốt đẹp và vì con người.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi