MỞ BÀI KẾT BÀI AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Contents
Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Mở bài gián tiếp ai đã đặt tên cho dòng sông
Thu Bồn đã từng viết :
“ Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu. “
Xứ Huế mộng mơ trữ tình gắn liền với dòng sông Hương-biểu tượng về cái đẹp vĩnh hằng, tha thiết. Cũng giống nhà thơ Thu Bồn, cũng với tình yêu sâu sắc gắn bó máu thịt với Huế, nhưng điều đặc biệt ở Hoàng Phủ Ngọc Tường đó là ông có lòng truyền thống văn hóa và lịch sử dân tộc, và với giọng văn đẹp trầm lắng, tha thiết, ông đã viết nên bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, nói lên tiếng lòng thổn thức của người nghệ sĩ dành cho dòng sông thơ mộng này.
Mở bài trực tiếp ai đã đặt tên cho dòng sông
Hoàng Phủ Ngọc Tưởng là một trong những nhà văn tài hoa và xuất sắc nhất của thể loại tuỳ bút. Văn phong của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý, lối hành văn hướng nội xúc tích mê đắm và tài hoa. Và tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông, đó chính là bài tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết vào năm 1981 tại Huế và được in trong tập sách cùng tên của ông. Bài bút gồm có ba phần, đoạn trích chúng ta tìm hiểu nằm ở phần mở đầu, chủ yếu nói về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng Hương giang lững lỡ giữa trời Huế mộng mơ.
Liên quan: Mở bài kết bài Sóng đậm chất trữ tình
Mở bài nâng cao ai đã đặt tên cho dòng sông
“Một lần anh đến Huế thơ Gặp cô gái đẹp say mơ giấc nồng Sông Hương quyến rũ lạ lùng Em choàng tỉnh giấc ngượng ngùng nhìn tôi”
Sông Hương đã đi vào thơ ca nghệ thuật như một niềm cảm hứng bất tận đối với tất cả văn nghệ sĩ, nhưng dù là trong tác phẩm nào đi chăng nữa sông Hương vẫn luôn mang một dáng vẻ vô cùng dịu dàng, quyến rũ khiến ai cũng phải mê đắm ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Có lẽ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã “phải lòng” sông Hương – xứ Huế như một lần gặp gỡ định mệnh để rồi gắn bó với mảnh đất này hơn 40 năm. Trước những rung động của một mối tình say đắm trong những trang Kiều để từ đó nhà văn dành cho sông Hương một bài kí trang trọng. Cả bài kí dường như là cuộc hành trình tìm kiếm cho câu hỏi đầy khắc khoải “Ai đã đặt tên cho dòng sông” .Và cuộc tìm kiếm, lý giải cái tên của dòng sông đã trở thành cuộc tìm kiếm đầy hào hứng và say mê không chỉ vẻ đẹp của diện mạo hình hài mà còn là độ lắng sâu của tâm hồn và rung động. Con sông xứ Huế hiện lên trong cuộc tim kiếm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không chỉ là con sông địa lý mà là một sinh thể, một con người “sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều” vừa xinh đẹp, vừa tài hoa, vừa thăng trầm chìm nổi cùng lịch sử lại vừa đằm thắm lắng sâu với nền văn hoá riêng của nó.
Đọc thêm: Review cuốn sách 100% Nắm chắc kiến thức Ngữ Văn
Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Kết bài gián tiếp
Có thể nói “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc đáo của sông Hương cho độc giả cả nước. Nó là một dòng sông man dại, hoang tàn ở khúc thượng nguồn rồi lại trở nên mê đắm, thủy chung khi gặp được người tình trong mộng của mình là xứ Huế. Sông Hương đi vào trong trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường không vô tri vô giác mà nó còn có cảm xúc, có tình yêu. Tác phẩm đã thể hiện được tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một kí giả nặng lòng với Huế:
“ Dòng sông ai đã đặt tên
Để người đi nhớ Huế mãi không quên
Xa con sông mang bao nhiêu nỗi nhớ
Người ở lại tháng năm đợi chờ”
Kết bài trực tiếp
Bằng tài năng, sự tài hoa, liên tưởng tài tình, quan sát tỉ mỉ, sự am hiểu tinh tế về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tác phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm Huế, được chiêm ngưỡng thiên nhiên xứ Huế và đắm mình vào với dòng sông Hương thơ mộng, tươi đẹp.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi