Mẫu mở bài bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu
Contents
Chia sẻ với các em một số Mẫu mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu cực hay giúp các em đạt điểm cao trong bài văn của mình, hãy xem ở bên dưới nhé.
Danh sách Mẫu mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu cực hay
Mẫu mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu số 1:
“Chết là hết”, người đời thường nói vậy. Và cuối cùng ai cũng phải chết. Nhưng có những cái chết “không một tiếng vang”, lại có những cái chết để “tiếng thơm muôn thuở”. Người nghĩa sĩ cần Giuộc năm xưa đứng dậy chống Pháp đã lựa chọn cái chết thật đẹp: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Có thể nói toàn bộ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là “khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang” Phạm Văn Đồng.
Thế là đã hơn một thế kỉ trôi qua. Cuộc khởi nghĩa của những người nông dân Cần Giuộc đã thất bại. Họ phải ngã xuống giữa chiến trường trong cảnh “da ngựa bọc thây, xác phàm vội bỏ”Họ là những người thất thế, đúng như vậy. Nhưng bài văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc của Nguyễn Đình Chiểu đã làm họ “sống lại” trong những hình tượng đầy khí phách hiên ngang. Những tấm gương đại nghĩa vằng vặc như trăng sao ấy đã tạo cho bài Văn tế âm hưởng của một khúc ca bi tráng. Người nghĩa quân Cần Giuộc vốn chỉ là những nông dân hiền lành, quanh năm: “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung… “. Ấy thế mà khi giặc đến họ liền trở thành những dũng sĩ.Ở họ, nhà thơ nhấn mạnh tinh thần hoàn toàn tự nguyện, tự giác:
Mẫu mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu số 2:
“Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Và mấy năm sau, Nhà thơ viết bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – đình cao nghệ thuật và tư tưởng trong sự nghiệp thơ văn của ông. Có thể coi bài văn tế là tấm lòng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đối với những nghĩa sĩ anh hùng của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp xâm lược. Nhà thơ mù đất Đồng Nai đã dựng lên một “tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.
Sau khi chiếm đóng 3 tỉnh miền Đông, giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền tây Nam Bộ. Năm 1861, vào đêm 14/12, nghĩa quân đã tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc, thuộc tỉnh Long An ngày nay.Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt “làm cho mã tà, ma ní hồn kinh”, Gần 30 chiến sĩ nghĩa quân đã anh dũng hi sinh. Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này – bài ca về người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một “tượng đài nghệ thuật” hiếm có. “Bi tráng” là tầm vóc và tính chất của tượng đài nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên 1 thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc. Hoành tráng về quy mô, nó không chỉ khắc hoạ về 1 nghĩa quân, 1 anh hùng mà đông đảo những người “dân ấp dân lân mến nghĩa quân làm quân chiêu mộ” dưới ngọn cờ “bình tây” của Trương Công Định. Tính chất, quy mô hùng tráng, hoành tráng ấy lại gắn liền với bi ai đau thương thống thiết. “Cái tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh Pháp giữa thế kỉ XIX đã được dựng lên trong nước mắt, trong tiếng khóc của nhà thơ, của nhân dân và cả của đất nước. Trong toàn bài văn tế đặc biệt trong phân thích thực và ai vãn , ta cảm nhận sâu sắc tính chất bi tráng này.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi