Luyện tập bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) trang 146 SGK Văn 9

0

Luyện tập bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) trang 146 SGK Văn 9

I. Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt
1. Dẫn chứng minh họa cho hình thức phát triển của từ vựng trong sơ đồ:
–     Hình thức phát triển bằng phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ: nóng (nước nóng), nóng (nóng ruột), nóng (nôn nóng), nóng (nóng tính)…
–     Hình thức phát triển số lượng các từ vựng:
+ Cấu tạo từ mới: sách đỏ, sách trắng, lâm tặc, rừng phòng hộ…
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, cô ta, (dịch) SARS…
2. Nếu không phát triển nghĩa của từ điều gì sẽ xảy ra?
–       Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ thì mỗi từ chỉ có nghĩa. Để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội, số lượng từ vựng sẽ t lên rất nhiều lần so với vốn từ hiện nay. Điều này sẽ không xảy ra với bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới.
–     Vì vậy, sự phát triển của từ vựng với những hình thức trên (1) là yếu, đó cũng là quy luật chung của mọi ngôn ngữ trên thế giới.
II. Trau dồi vốn từ
1. Giải nghĩa của những từ ngữ:
–     Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ các tri thức các ngành.

–       Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước, chống khỏi sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.
–    Dự thảo: bản thảo đưa ra để thông qua (danh từ), thảo ra để thông qua (động từ).
–    Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
–    Hậu duệ: con cháu của người đã chết.
–    Khẩu khí: khí phách con người toát ra qua lời nói.
–    Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.
2. Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a)   Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới.
Câu trên sai ở từ béo bổ. Từ này có nghĩa: chỉ tính chất cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, ta có thể thay từ béo bổ bằng báu bở – từ này có nghĩa: dễ mang lại nhiều lợi nhuận cho việc đầu tư, kinh doanh.
b)   Trong những năm gần đây, nhà trường để đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Câu này sử dụng sai từ đẩy mạnh. Từ này có nghĩa thúc đẩy cho sự phát triển nhanh lên. Từ qui mô không thể kết hợp với từ đẩy mạnh mà là có thể mở rộng hay thu hẹp. Vì vậy, ta có thể thay từ đẩy mạnh bằng từ mở rộng.
c)   Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân.
Câu trên sai ở từ đạm bạc. Từ này có nghĩa: có rất ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ dùng đủ ở mức tối thiểu. Vì vậy, chúng ta có thể thay từ đạm bạc bằng tệ bạc – từ này có nghĩa: không nhớ ơn nghĩa, đối xử không giữ trọn tình nghĩa.
d)  Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.
Câu trên sai ở từ tấp nập. Từ này có nghĩa là cảnh người, xe cộ qua lại không ngớt. Ta có thê thay từ tấp nập bằng từ tới tấp, từ này có nghĩa là: liên tiếp, tới tấp, cái này chưa qua cái khác đã đến.
III. Thuật ngữ
Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay:
Xã hội luôn phát triển, thời đại ngày nay là thời đại khoa học kĩ thuật và công nghệ cao. Nó phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng đến mặt của đời sông con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam không ngừng được nâng cao, trong đó có việc nhận thức những vấn của khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong thời đại ngày nay. Mặt nó nhằm phục vụ cho nhu cầu giao tiếp trong thời đại mới. Vì vậy, thuật ngữ đóng một vai trò quan trọng và ngày càng quan trọng hơn trong sống xã hội hiện nay.
IV. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội
1. Chúng ta có thể tìm các từ ngữ địa phương trong các đoạn trích trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
–       Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiểu Nguyệt Nga có các từ phương: Mầy (mày), nẩy (này), hãn (chưa hãn dạ nầy — hãn: chưa hay vầy (biết như thế này).
–     Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn có các từ địa phương:
nghinh ngang, phui pha (phôi pha), chơn tay (chân tay), đàng (đường), nẩy (này), nhơn nghĩa (nhân nghĩa), mùi (trái mùi – mùi: chín,  rày (này).
2. Các em đôi khi có thể sử dụng các biệt ngữ trong đùa nghịch bạn bè:
–     Trong học tập: ngỗng (2 điểm),  trứng (0 điểm), gậy (1 điểm)…
–     Trong sinh hoạt: trúng mánh được (hên, may), khướu (hay nói), kền (cao lêu nghêu)…
V. Từ tượng thanh, từ tượng hình
1. Những loài vật có tên gọi từ tượng thanh: mèo, tắc kè, bò, (chim) cu…
2. Những từ tượng hình trong đoạn trích: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ tồ
Các từ tượng hình có tác dụng trong việc mô tả đám mây một cách sống động, cụ thể.
VI. Các biện pháp tu từ từ vựng
1. Các biện pháp tu từ:
a)       Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Từ hoa, cành
Thúy Kiều và cuộc đời của nàng. Từ cây, lá dùng để chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sông của gia đình nàng. Ý của hai câu thơ nhằm nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.
b)   Nguyễn Du đã so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c)    Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nói quá. Vẻ đẹp của Thúy Kiều đến mức hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Thúy Kiều không chỉ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà còn có tài: sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Biện pháp nói quá khi nói về Thúy Kiều, nhà thơ đã khắc họa một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d)    Nguyễn Du sử dụng bièn pháp nói quá. Hoạn Thư bắt Thúy Kiều chép kinh ở gác Quan Âm gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy ở gần nhau: trong gang tấc nhưng hai người lại trở nên xa cách gấp mười quan san. Bằng biện pháp nói quá, Nguyễn Du đã khắc họa đậm nét sự xa cách cũng như cảnh ngộ thân phận giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh.
Biện pháp chơi chữ được sư dung trong câu thơ là những từ gần âm với nhau: chữ tài, chữ tai.
2. Nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ:
a)    Tác giả dân gian sử dụng điệp từ (còn) và sử dụng từ đa nghĩa (say sưa). Chàng trai trong câu ca dao vì uống nhiều rượu mà say, nhưng cũng có thể hiểu thêm nghĩa khác ìa chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà sự bày tỏ tình cảm của chàng trai trở nên mạnh mẽ nhưng không kém phần kín đáo, tế nhị.
b)     Nguyễn Trãi đã sử dung biện pháp nói quá trong 2 câu: “Gươm mài… đá núi cũng mòn; vo: uổng… nước sông phải cạn”. Biện pháp nói quá trên đã nhấn mạnh sức mạnh không ngừng của nghĩa quân; đó cũng là ý chí nghị lực, quyết tâm của nghĩa quân không gì ngăn cản nổi trong cuộc đấu tranh chống xâm lược…
c)   Trong bài Cảnh khuya, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dựng biện pháp so sánh và điệp từ ngữ để miêu tả cũng như bày tỏ tâm trạng của mình:
So sánh:                
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Cảnh khuya như vẽ
Điệp từ ngữ: … lồng., lồng…
… chưa ngủ… chưa ngủ.
–     “Cảnh khuya” được bắt đầu bằng âm thanh của tiếng suôi vang rộng trong đêm khuya nhưng tác giả cảm nhận như là tiếng hát. Cách ví von đó rất phù hợp với sự liên tưởng giữa cảnh vật và con người ở chiến khu Việt Bắc hồi bấy giờ. Cũng vì vậy mà câu thơ đã đưa người đọc như đi vào một cõi mơ trong sự liên tưởng âm thanh tiếng suối hay giọng hát xa của con người trong một đêm trăng huyền ảo, lung linh…
–     Sau âm thanh mơ màng đó là hình ảnh của cảnh khuya hiện lên những nét vẽ. Hình ảnh “Trăng lồng cố thụ bóng lồng hoa” đã đưa người đọc hình dung ra những nét vẽ bằng ngôn từ của đêm trăng mà tác của cảnh khuya cũng ví von là cảnh khuya như vẽ. Hai từ lồng trong thơ đã được tạo nên từng lớp, từng tầng của cảnh vật và trăng; nó như chéo hòa, hòa hợp với nhau có đầy đủ cả hình ảnh lẫn sắc màu…
–      Cùng với vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng khuya Việt Bắc, tâm trạng của thi nhân cũng được mở ra với người đọc… Sự lặp lại nối tiếp của hai từ chưa ngủ trong hai câu thơ cho ta thấy nhà thơ vì vẻ đẹp cảnh khuya mà chưa ngủ hay chưa ngủ vì đang “lo nỗi nước nhà”, chính là hai tâm trạng của một con người vĩ đại: say thiên nhiên và việc nước, và đó cũng là chất lãng mạn và hiện thực của một nhà mạng làm thơ…
d)   Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ.
Hình ảnh của ánh trăng, vầng trăng đã trở thành người bạn tri ân, tri kỉ với nhà thơ Hồ Chí Minh: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Biện pháp nhân hóa trong câu thơ đã vẽ nên hình ảnh bức tranh thiên nhiên sống động, có ảnh, có hồn; trăng đã trở thành một nhân vật luôn gắn bó, gần gũi với con người…
e)    Nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ thứ hai. Trời nhằm chỉ em bé trên lưng mẹ. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ thể hiện sự gắn bó giữa người mẹ với đứa con. Đó là nguồn sống, sự tin yêu tin tưởng của người mẹ đối với ngày mai.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment