Lời tâm sự của một người mẹ: Nhưng trên tất cả, … thành đạt. (Trái tim người mẹ). Từ câu trên, anh (chị) suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc đời

0

Đề bài:

Lời tâm sự của một người mẹ:

Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nên mẹ phải nói: “không” trước những đòi hỏi vô lí của con, khi mẹ biết con sẽ ghét mẹ vì điều này. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong đời mẹ. Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và con đã thành đạt.

(Trái tim người mẹ)

Từ câu trên, anh (chị) suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc đời.

Dàn bài:

I. MỞ BÀI

Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Trên thế giới có lắm kì quan nhưng kì quan tuyệt vời nhất là trái tim người mẹ. Vì trái tim ấy không chỉ có tình thương vô biên mà còn vô vàn những điều kì diệu: Con đi trọn kiếp con người / Cũng không đi hết những lời mẹ ru (Nguyễn Duy). Một đứa con mới lớn làm sao hiểu hết lòng mẹ nên người mẹ hi vọng sau này đứa con lớn lên sẽ hiểu và mẹ sẽ hãnh diện về điều đó. Thế nên một người mẹ đã nói: Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nên mẹ phải nói “không” trước những đòi hỏi vô lí của con, khi mẹ biết con sẽ ghét mẹ vì điều này. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong đời mẹ. Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và con đã thành đạt. Lời tâm sự của một người mẹ khi đứa con thành đạt giúp chúng ta phần nào hiểu được điều kì diệu ấy của tình mẫu tử.

II. THÂN BÀI

1. Cuộc đấu tranh khó khăn của người mẹ

a. Đó là cuộc đấu tranh gỉ?

– Đứa con có những đòi hỏi vô lí nhằm thỏa mãn nhu cầu tức thời, hoặc đua đòi, hoặc chỉ vì hiếu kì… mà chưa thấy hết được sự vô nghĩa hay tác hại của nó. Chẳng hạn, đứa trẻ đòi mẹ cho chơi điện tử vì đó là trò chơi mà nó rất mê. Trường hợp này người mẹ không thể chiều theo những đòi hỏi vô lí, không chính đáng của con.

– Người mẹ nói “không” nghĩa là từ chối thẳng thừng những đòi hỏi vô lí đó. Có thể người mẹ sẽ giải thích cho con hiểu hoặc không giải thích vì lí do nào đó. Nhưng chưa hẳn đứa con chấp thuận hay giác ngộ.

– Hệ quả tất yếu là có xung đột nhỏ giữa hai mẹ con. Đứa con ghét mẹ hoặc buồn bực trong lòng. Người mẹ thì thấy con mình chưa ngoan. Bản thân người mẹ cũng diễn ra xung đột giữa lí trí và tình cảm.

Về tình cảm, thì mẹ thương con muốn con được vui nên phải chiều chuộng. Nhưng lí trí thì ngăn cản vì hành động như thế sẽ không giáo dục uốn nắn được đứa con phát triển thành người tốt. Trong trường hợp này lí trí đã thắng.

b. Vỉ sao cuộc đấu tranh trong lòng người mẹ rất khó khăn

– Bởi lẽ, một mặt mẹ không muốn con buồn, mặt khác mẹ sợ con hư. Lựa chọn phía nào cũng thật khó khăn. Tình thương con có sức mạnh đôi khi át cả lí trí, lí trí lại càng có sức mạnh vì nó thuộc về chân lí. Cả hai sẽ giằng co quyết liệt trong lòng mẹ.

– Người mẹ còn sợ con hiểu sai về mình mà lệch lạc trong suy nghĩ. Và càng lo hơn khi nó bất mãn mà hành động lén lút, sai trái. Nhưng người mẹ đã vì cuộc đời và tương lai của con nên chọn lựa đúng và dứt khoát. Thà để con buồn chứ không để con hư.

2. Và kết quả của sự chiến thắng

– Đứa con không nhận được sự chiều chuộng của mẹ, không thỏa mãn những nhu cầu tầm thường vô bổ, những thứ khiến nó được vui vẻ sung sướng nhất thời nên dành thời gian và tập trung vào việc học hành là chính hay làm những việc có ích khác. Nhờ đó mà mỗi ngày trôi qua đứa con dần trưởng thành, vừa hoàn thiện về nhân cách vừa đạt thành tích cao trong học tập. Cuối cùng đứa con thành đạt, trở thành một công dân tốt của xã hội như mong muốn của người mẹ.

– Lúc ấy người mẹ vừa hãnh diện về thành tích của con vừa hạnh phúc về kết quả đấu tranh trong lòng và việc giáo dục con cái đã có kết quả.

3. Suy nghĩ về tình mẫu tử từ câu chuyện trên

– Tình thương của người mẹ dành cho con là vô biên. Nhưng không phải là thứ tình cảm đơn thuần mà luôn gắn với trách nhiệm, bổn phận.

– Tình mẫu tử không nên là thứ tình cảm thuần túy mà bao giờ cũng lấp lánh ánh sáng của trí tuệ. Thiếu lí trí dẫn đường thì tình cảm nồng nàn dễ lạc lối.

– Tình mẹ và người mẹ có vai trò quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi con người.

– Mẹ là người chăm sóc con cái theo suốt cuộc đời của đứa con, cho dù nó đã trưởng thành và có cuộc sống riêng. Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên).

4. Bài học rút ra

Nhiều bà mẹ quá thương con, chiều con nên chúng rất dễ hư hỏng. Vậy nên người mẹ phải có thái độ nghiêm khắc trước những biểu hiện quá đáng.

– Có bà mẹ lại quá nghiêm khắc với con khiến đứa trẻ cảm thấy thiếu thôn tình cảm, không được quan tâm, chăm sóc. Điều này thật sự có ảnh hưởng đến sự việc phát triển nhân cách. Do đó không nên cực đoan về phía nào.

– Vấn đề cũng có ý nghĩa cảnh tỉnh đối với bậc cha mẹ dạy dỗ con chưa đúng phương pháp.

– Còn nhỏ tuổi không phải lúc nào đứa con cũng hiểu hết lòng mẹ do đó phải biết vâng lời mới là con ngoan.

– Là con trẻ nói riêng, làm người nói chung cần phải biết kìm chế cảm xúc và những ham muôn tức thời vô bổ, phải biết hành động hướng đêh. những điều cao cả. Học tập và làm việc bao giờ cũng vất vả hơn là chơi bời. Chọn cái vất vả có ích bao giờ cũng tốt hơn là cái vui vẻ sung sướng mà chỉ thỏa mãn tức thời, vì sau đó bản thân sẽ tự thấy trông rỗng và cô nghĩa.

– Một đứa con biết thương mẹ thì dễ dàng tiếp thu sự dạy dỗ của người mẹ.

– Phê phán những đứa trẻ không biết vâng lời, hay cãi lại cha mẹ.

III. KẾT BÀI

Trong tất cả các loại tình cảm thì tình mẫu tử là quan trọng nhất, thiêng liêng nhất. Thiếu tình mẫu tử là bất hạnh lớn của đời người. Do đó chúng ta trân trọng bảo vệ nâng niu tình mẹ như một thứ của cải lớn nhất của đời người.

Biết vâng lời cha mẹ, vâng lời thầy cô, người lớn tuổi dạy bảo là biết đặt từng viên đá lót trên con đường đi đến thành công của mỗi đứa trẻ.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment