Kết bài đoạn trích Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục

0

Contents

Một mẫu kết bài sao cho ngắn gọn và xúc tích sẽ giúp các em đạt điểm tuyệt đối, ở bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu các kết bài đoạn trích Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục của nhà văn Mô-Li-E sao cho hay nhất nhé. Nội dung chi tiết các em vui lòng tham khảo bên dưới.

Mẫu kết bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục số 1

Tác giả đã vô cùng sâu sắc, tinh tế khi xây dựng nhân vật Giuốc -đanh ngu dốt nhưng thích học đòi làm sang, thích trở thành quý tộc trong khi mình xuất thân hèn kém may mắn nhờ trúng quả mà trở nên giàu có . Nhưng ông ta lại muốn một bước lên trời gia nhập giới thượng lưu được vạn người nể trọng. Khiến cho ông trở thành mỏ vàng để đào cho những kẻ đào mỏ, nịnh hót, cơ hội.

Mẫu kết bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục số 2

Mặc dù không được xem vở kịch công diễn nhưng đọc kịch, ta đã thấy rõ được bản chất lố bịch, xấu xa đáng bị tống tiễn ra xã hội của ông Giuốc- đanh và cũng thấy được tài năng của Mo-li-e, đã đưa “trưởng giả học làm sang” thành vở hài kịch cổ điển mẫu mực.

Mẫu kết bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục số 3

Đoạn trích đã xây dựng rất thành công tâm lí nhân vật, hoàn hảo trong khắc họa tính cách nhân vật, đối lập giữa sự ngờ nghệch, ảo tưởng, dốt nát, khao khát sự hào nhoáng bên ngoài của ông Giuốc-đanh là tính cách lanh lợi, khéo léo của tên thợ may, sự nịnh hót, tâng bốc của tay thợ phụ càng đẩy vở kịch trở nên cao trào và vô cùng hấp dẫn.

Mẫu kết bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục số 4

Với tài gây cười bằng những chi tiết về lời thoại lẫn động tác phù hợp và sinh động, Mô-li-e đã thành công với “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, một lớp trong vở hài kịch “Trưởng giả học làm sang”. Thời nào cũng có những kẻ lố lăng mua danh mua tước, cũng có những kẻ trục lợi nhờ tài bịp bợm, nịnh hót. Bởi vậy, dù là hài kịch cổ điển nhưng Trưởng giả học làm sang vẫn mang tính phê phán giúp khán giả thế kỉ XXI tránh xa những thói hư tật xấu mà vở kịch đã nêụ ra.

Mẫu kết bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục số 5

Tôi hiểu rằng, vì sao nhà phê bình văn học Sainte-Beuve, thế kỉ XIX, khẳng định rằng: “Nếu tổ chức một đại hội các nhà văn lớn từ cổ, chí kim trên toàn thế giới thì người đại diện duy nhất cho văn đàn Pháp phải là Mô-li-e chứ không phải một ai khác”, cống hiến đến hơi thở cuối cùng cho nghệ thuật, nhà hài kịch Mô-li-e xứng đáng có được vị trí cao quý đó.

Mẫu kết bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục số 6

Tóm lại, tình huống kịch và diễn biến kịch dù chí qua hai cảnh diễn nhưng rất sinh động, luôn luôn phát triển. Từ đó mà nhân vật kịch được khắc hoạ tài tình. Nổi bật lên một tính cách rất đáng bị phê phán : thói học đòi làm sang của hạng người trưởng giả. Tính cách ấy biến con người thành một thứ trò hể mà chính con người – hể kia không tự biết. Dĩ nhiên, nhân vật của Mô-li-e chỉ là sản phẩm của một thời (thế kỉ XVII), của một nền văn chương (văn chương Pháp). Nhưng là một hình tượng nghệ thuật được xây dựng rất thành công như thế, cho đến ngày hôm nay, nó vẫn là một cảnh báo. Con người sẽ không còn là con người nếu bị nhiễm dộc về tinh thần. Sự biến chất, sự thoái hoá sẽ diễn ra như một thứ nguy cơ không thể nào tránh được.

Mẫu kết bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục số 7

Có thể nói thái độ châm biếm, đả kích của Mô-li-e đối với giai cấp tư sản hãnh tiến được thể hiện rất rõ trong vở hài kịch xuất sắc này. Tính cách lố lăng, rởm đời của Giuốc-đanh vừa có đặc điểm riêng, vừa mang tính xã hội rất cao. Nhân vật này đã vượt khỏi giới hạn là tác phầm của một thời (thế kỉ XVII) trong nền văn chương Pháp để trở thành hình tượng nghệ thuật độc đáo, mang tính khái quát muôn đời.

Mẫu kết bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục số 8

Qua đây có thẻ thấy được nhà viết kịch Mo-li-e thật sự thành công khi xây dựng nhân vật Giuốc- đanh này. đồng thời qua đây tác giả phê phán những người ham danh hão, muốn học người ta làm quý tộc trong khi bản thân không biết gì, để cho những nhân vật kia lừa gạt một cách trắng trợn.Vở hài kịch Trưởng giả học làm sang là lời cảnh báo cho những kẻ bị tha hóa về nhân cách, hoang tưởng về mình, ham thích những thứ mình không thể có và không nên có.

Mẫu kết bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục số 9

Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tác cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười: bộ lễ phục với những bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tôn xưng quý phái hão, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc-đanh khi mặc lễ phục cũng như khi được tôn xưng… qua đó nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.

Mẫu kết bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục số 10

Mô-li-e đã xây dựng thành công nhân vật hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang mang đến tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Đồng thời, qua nhân vật ông Giuốc-đanh là sự phê phán, châm biếm những kẻ hoang tưởng về mình, ham thích những thứ không thể và không nên có. Trải qua nhiều thế kỉ, nhưng sức phê phán hiện thực của vở kịch để lại vẫn còn giá trị đến bây giờ.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment