Hình ảnh Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng” để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho mỗi người Việt Nam. Em hãy phát hiểu cảm nghĩ của mình về người anh hùng ấy
YÊU CẦU
1. Kiểu bài phát biểu cảm nghĩ.
2. Đây là loại bài phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật anh hùng trong truyền thuyết lịch sử. Đối với nhân vật Thánh Gióng, khi trình bày cảm nghĩ, người viết phải chú ý thuật lại một số nét quan trọng của cuộc đời nhân vật.
– Sự thụ thai đặc biệt.
– Gióng không biết nói cười, không biết đi.
– Câu nói đầu tiên xin đi đánh giặc.
– Gióng ăn khỏe, lớn nhanh nhờ gạo dân làng đóng góp.
– Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ.
– Gióng đánh giặc chết như rạ, gẫy roi sắt thì nhổ tre làm vũ khí…
– Đánh giặc xong Thánh Gióng bay về trời.
3. Khi thuật lại những nét trên, có thể lồng cảm xúc, suy nghĩ đánh giá của mình. Cần chú ý đến ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh Thánh Gióng, tượng trưng cho lòng yêu nước, sự quật khởi, sự anh dũng của dân tộc Việt Nam.
BÀI LÀM
Thánh Gióng là người anh hùng đánh giặc cứu nước. Nhắc đến Thánh Gióng ai cũng nghĩ ngay đến một nhân vật đầy dũng cảm, sức khỏe phi thường và đặc biệt là lòng yêu nước thiết tha, không hề vụ lợi. Thánh Gióng là cả một huyền thoại oai hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tuy em đọc truyện Thánh Gióng đã lâu, nhưng hình ảnh Thánh Gióng vẫn đọng lại trong em những ấn tượng sâu sắc.
Sự ra đời của Thánh Gióng cho ta một cảm giác kì lạ, hoang đường. Bà mẹ dẫm vào vết chân mà mang thai. Sau mười hai tháng mới sinh ra Thánh Gióng. Chú bé tuy khôi ngô nhưng không biết nói, cũng chẳng biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đây. Lúc này người đọc chưa có cảm xúc gì về Thánh Gióng. Thử hỏi một cậu bé không biết đi lại không biết nói thì làm được gì? Thế rồi Tổ quốc lâm nguy, giặc ngoại xâm tràn đến. Mọi người lo lắng. Chính đứa bé không biết nói cười ấy lại nói một câu xin đi đánh giặc. Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói của lòng yêu nước. Đó là một chuyện kì lạ. Kì lạ hơn nữa là từ đó, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng gom góp gạo thóc nuôi Thánh Gióng. Điều đó cho ta thấy ai cũng mong góp sức, góp công chống giặc. Chưa hết ngạc nhiền vì sự lớn nhanh, ăn khỏe của cậu bé, em lại ngạc nhiên và vui mừng khi chú bé vươn vai biến thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Thánh Gióng mặc giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa sắt phun lửa thật thần kì. Thánh Gióng oai hùng cầm roi sắt quật giặc, ngựa hí vang trời, giặc chết như ngả rạ. Nhưng bỗng roi sắt bị gẫy. Tình huống thật bất ngờ, khó xử. Một lần nữa em lại khâm phục, ngạc nhiên trước sự mưu trí, dũng cảm của Thánh Gióng: nhổ tre để quật vào lũ giặc. Với một sức khỏe phi thường, ý chí sắt đá, Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi nước ta.
Đoạn cuối, em càng khâm phục Thánh Gióng hơn khi Thánh Gióng cười ngựa bay về trời, không màng danh lợi, mặc dù lập công lớn như vậy có thể được thưởng rất hậu.
Tuy đã gấp sách lại nhưng hình ảnh Thánh Gióng vẫn in đậm trong tâin trí em. Thánh Gióng đã, đang và mãi mãi là một tấm gương sáng, một biểu tượng về tinh thần dũng cảm và tấm lòng yêu nước thiết tha. Thánh Gióng là tượng trung cho sức mạnh quật khởi của dân tộc ta. Em tin tưởng rằng đất nước ta sẽ phát triển, sẽ lớn nhanh với sức vươn lên của thần Phù Đổng Thiên Vương.
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi