Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim

0

Đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim

Nhà thơ Hoàng Trung Thông từng viết:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Vẫn những bàn tay trong câu thơ ấy, trước đó mây mươi thế kỉ cũng đã làm nên bao kì tích: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Trong con người tiềm ấn những sức mạnh phi thường của ý chí, nghị lực và lòng kiên trì. Chân lí trong câu tục ngữ xưa của dân gian đã được minh chứng qua bao tấm gương đẹp đẽ.

“Có công mài sất, có ngày nên kim”, câu tục ngữ đã gợi nên một hình ảnh thật phi thường: từ một thanh sắt lớn, thô ráp, vô dụng dần trở thành một cây kim nhỏ nhắn, tinh xảo, hữu ích; có điều đó là nhờ con người “có công mài” giũa. Qua đó, ta cảm nhận được sự dụng công làm việc của con người thật cầu kì, tỉ mỉ. Phải tâm huyết đến nhường nào, nỗ lực đến nhường nào mới tạo ra được thành quả lớn lao ấy. Mượn chuyện mài sắt nên kim, dân gian muốn khẳng định một chân lí sâu sắc trong cuộc sống: Có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.

Thành ngữ có câu: “Nước chảy đá mòn”; Bác Hồ từng dạy:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

cũng mang ý nghĩa, tinh thần như thế. Và điều đó đã được thê hiện nhiều trong cuộc sống.

Một nhà văn phương Tây đã khẳng định thiên tài là một sự kiên nhẫn lâu dài. Quả đúng như vậy. Để trở thành một nhà văn lớn, Nguyễn Tuân đã phải rèn câu, đúc chữ cầu kì trau chuốt. Có vậy ông mới viết nên những “Cô Tô“, “Người lái đò sông Đà”,… làm say đắm lòng người. Nhà thơ lớn của nhân loại Ra-xun Gam-xa-tốp cũng từng khẳng định: nhà thơ cũng phải trằn trọc trước hàng đống “quặng ngôn từ” mới có thể gạn lọc ra cái chát vàng mười cưa ngôn ngữ…

Xem thêm: Để nhắc nhở con cháu về lòng kiên trì, cha ông ta thường nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Em hãy làm sáng tỏ lời dạy trên

Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay sau một trận ốm nặng nhưng mong ước đến trường vẫn luôn cháy bỏng trong anh. Vậy là anh tự mình cặm cụi, hì hục tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khổ sở, méo mó. Anh từng bao lần quảng bút đi tức giận, tuyệt vọng nhưng rồi lại nhặt về nhẫn nại, kiên trì. Và giờ đây, anh chẳng những viết rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ựu tú, được các em học sinh yêu quý, có nhiều bài báo bài văn được khen ngợi. Noi gương anh là biết bao thế hệ học sinh khuyết tật trường Nguyễn Đình Chiểu. Các bạn không được ưu ái có một cơ thể lành lặn như chúng em nhưng các bạn đã nỗ lực rất nhiều để tập nói, tập viết, tập đọc,… tập sông hòa nhập, tập làm một nghề để sống có ích cho đời. Những cố gắng ấy thật phi thường và cảm động biết bao!

Bao tấm gương mẫu mực của các thế hệ cha anh, của bạn bè khiến em thấy mình thật nhỏ bé. Em còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, trước hết là lòng kiện trì nhẫn nại, không quản khó khăn vất vả để trở thành một người công dân tốt. Đó là bước đầu của nhân cách con người. Trong gia đình, em phải học tập tốt để xứng đáng với lòng tin yêu của cha mẹ. Ở trường học, em phải cố gắng tu dưỡng để xứng đáng với vai trò một chủ nhân của tương lai.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment