Giới thiệu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

0

Đề bài: Giới thiệu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những câu chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ, được trích ra từ tập truyện nổi tiếng mang tên Truyền kì mạn lục.

Cũng giống như rất nhiều các câu chuyện khác trong Truyền kì mạn lục, đây là câu chuyện Nguyễn Dữ đã dựa vào những tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ… tái tạo lại thành một thiên truyện mới. Truyện được viết bằng tản văn, cuối truyện là lời bình của tác giả về thiện truyện cũng giống như lời răn dạy để lại cho hậu thế. Nội dung chính của câu chuyện như sau:

Ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang có một người tự Ngô Tử Văn, tên Soạn, tính tình thẳng thắn, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được.. Trong làng có một ngôi đền trước kia rất linh thiêng nhưng từ khi có viên Bách Hộ, bộ tướng của Mộc Thạch, quân Ngô sang cướp nước ta bị chết trận gần đền biến thành yêu quái thì, đều trở thành nơi trú ngụ của hắn. Tử Văn giận lắm nên một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đôt đền. Hành động ấy làm ai nấy kinh hãi. Đốt đền xong chàng trở về nhà thì thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run rồi nổi lên cơn sốt nóng, sốt rét. Trong khi sốt chàng thấy một người quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ đến doạ nạt đòi trả lại đền. Nhưng Tử Văn vẫn cứ ngất ngưởng tự nhiên không hề sợ hãi. Đến chiều tối lại gặp một ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã tự xưng là Thổ Công trước kia của ngôi đền đến kể sự tình. Thì ra, kẻ kia chính là linh hồn tên tướng bại trận còn bơ vơ Nam quốc, tranh chiêm miếu đền, tác oai, tác quái. Người ấy đến báo trước cho Tử Văn mưu kế của tên yêu quái và chỉ cho chàng con đường định liệu. Đến đêm, bệnh tình Tử Văn càng nặng thêm, rồi thấy có hai con quỉ sứ đến bắt đi rất gấp. vốn là một người gan dạ, chuộng điều nghĩa khí lại đoán trước sự tình nên Tử Văn không hề sợ hãi mà kêu to lên rằng: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội gì xin bảo cho, không nên bắt chết một cách oan uổng”. Diêm Vương nghe thấy mà đưa vào trong diện xét hỏi. Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi câu chuyện như lời thổ công, lời nói rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào khiến cho Diêm Vương phải sinh nghi. Đến khi Tử Văn đề nghị Diêm Vương sai đem tư giấy đến đền Tản Viên đê tra rõ sự tình thì hồn ma của tên giặc phương Bắc mới sợ hãi mà cúi đầu nhận tội. Sự thật ở đền Tản Viên được Diêm Vương chứng thực, kẻ kia bị sai bỏ vào giam trong ngục Cửu u. Tử Văn trở về nhà mới biết té ra mình đã chết hai ngày, nhân đem những việc đã qua kể lại cho người trong làng, ai cũng kinh hãi, đón một bà đồng về phụ bóng nói y như lời Tử Văn mới dám tin là thật. Một tháng sau, Thổ công đến báo cho Tử Văn việc chàng được Đức Thánh Tản cho nhận chức phán sự trên núi Tản Viên. Chàng vui vẻ nhận lời rồi không bệnh mà mất. Người quen cũ sau đã có lần gặp lại chàng đi mây cưỡi mây gió đi làm công việc. Con cháu Tử Văn sau này được dân gian truyền gọi là con cháu nhà “quan phán sự”.

Thông qua hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn, truyện đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đâu tranh chống lại cái xấu, cái ác trừ hại cho dân. Đồng thời, truyện cũng thể hiện niềm tin vào công lí và chính nghỉa nhát định sẽ chiến thắng gian tà. Cũng giống như rất nhiều những tác phẩm khác nữa trong Truyền kì mạn lục, truyện đã vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích bọn tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục. Câu chuyện phản ánh hiện thực thối nát trong xã hội một cách có ý thức, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. Hồn ma của viên Bách Hộ thì tác oai, tác quái nhân dân, trong khi đó, những đền miếu gần quanh, vì tham của đút nên cũng đều bênh vực cho hắn cả. Xã hội ở cõi âm nhưng cũng chính là sự phản ánh cho thực tại chế độ phong kiến mục ruỗng và thôi nát thời bấy giờ. Truyện có giá trị hiện thưc vì nó phơi bày được những tệ lậu của chế độ phong kiến và có giá trị nhân đạo vì nó đề cao phẩm giá của con người, tỏ niềm cảm thông với nỗi khổ cũng như những ước mơ, khát vọng của con người.

Về mặt nghệ thuật, tác phẩm của Nguyễn Dữ cũng đạt được những thành công nhất định. So với các tác phẩm truyền kì trước đó và cùng thời, Truyền kì mạn lục nói chung và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nói riêng có nhiều thành tựu, đặc biệt là về nghệ thuật dựng chuyện và xây dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện kí lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vàọ nội tâm nhân vật. Tác phẩm thường kết hợp tài tình và nhuần nhuyễn những phương thức tự sự, trữ tình và ca kịch, giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật nghệ thuật, giữa văn xuôi, biền ngẫu và thơ ca. Truyện có nghệ thuật kê chuyện lôi cuốn, nhân vật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn hiến truyện phức tạp, giàu kịch tính, lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hoà và sinh động. Tất cả làm nên giá trị sâu sắc và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đã góp phần làm nên một Truyền kì mạn lục là mẫu mực của thể truyền kì, là thiên cổ tuỳ bút, áng văn hay của bậc đại gia, tiêu biểu cho những thành tựu của loại hình văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng sáng tác dân gian của dân tộc.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment