Giải bài C1, C2, 1, 2 trang 28, 30, 31 SGK Vật lí 11 Nâng cao
Câu C1 trang 28 SGK Vật Lí 11 Nâng cao
Nếu trong phần rỗng của vật dẫn có một điện tích, thì điện trường trong phần rỗng đó bằng bao nhiêu?
Giải
Điện trường trong phần rỗng sẽ khác không.
Câu C2 trang 30 SGK Vật Lí 11 Nâng cao
Tại sao ở thí nghiệm hình 6.2 ta cần nối quả cầu thử với núm kim loại của điện kế còn thí nghiệm ở hình 6.3 (SGK) thì không nối quả cầu thử với núm kim loại của điện nghiệm?
Giải
Ở thí nghiệm (Hình 6.3) ta cần tìm xem tại vị trí nào thì điện tích của vật tập trung nhiều hơn bằng cách dùng tay nắm nhựa đem quả cầu tiếp xúc vào những vị trí lồi, lõm khác nhau và truyền điện tích cho điện nghiệm, căn cứ vào độ xòe rộng hay hẹp của hai lá điện nghiệm mà suy ra độ lớn của điện tích nơi thử.
Bài 1 trang 31 SGK Vật Lí 11 Nâng cao
Chọn phương án đúng.
Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu
A. chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu.
B. chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu.
C.phân bố cả ở mặt trong và mặt ngoài của quả cầu.
D. phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện âm, ở mặt ngoài nếu quả cầu nhiễm điện dương.
Giải
B là phương án đúng.
Bài 2 trang 31 SGK Vật Lí 11 Nâng cao
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, sai?
A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện dương thì điện thế ở một điểm trên mặt quả cầu lớn hơn điện thế ở tâm quả cầu.
B. Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì cường độ điện trường tại điểm bất kì bên trong quả cầu có chiều hướng về tâm quả cầu.
C. Cường độ điện trường tại một điểm bên ngoài vật nhiễm điện có phương vuông góc với mặt vật đó.
D. Điện tích ở mặt ngoài của một quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi điểm.
Giải
A. Sai B. Sai
C. Sai D. Đúng.
Giaibaitap.me
Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi