Giải bài 1, 2, 3 trang 5, 6 Sách bài tập Sinh học 12

0

Bài 1 trang 5 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập có lời giải

Trong một phân tử mARN ở E. coli, tỉ lệ % các loại nuclêôtit như sau :

U = 20%, X = 22%, A = 28%.

a)    Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong vùng mã hoá của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên.

b)   Trong phân tử mARN trên, nếu số nuclêôtit loại ađênin là 560 thì đoạn ADN làm khuôn để tổng hợp nên nó có chiểu dài bao nhiêu Ả ?

Lời giải :

a)  Theo cơ chế phiên mã của gen ta có sơ đồ :

 

Sơ đồ tổng hợp thành phần các nuclêôtit của đoạn mã hoá của gen khi một mạch của nó là 100%. Từ sơ 

đồ trên ta thấy :

a)    Số nuclêôtit của mARN : (560 ×100) : 28 = 2000 nuclêôtit.

Số nuclêôtit của mARN bằng số nuclêôtit trên mạch khuôn thuộc vùng mã hoá của gen. Vậy, chiều dài đoạn ADN mã gốc tổng hợp nên phân tử mARN là :

2000 × 3,4 Å = 6800  Å

 


Bài 2 trang 6 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập có lời giải

Vùng mã hoá của gen xác định chuỗi pôlipeptit ở E. coli dài 30 axit amin có trình tự phêninalanin và tirôzin sắp xếp luân phiên nhau. Xác định trình tự nuclêôtit đúng với trình tự axit amin này trong các trường hợp sau :

a)     Mạch ADN được đọc để tạo ra mARN, cho rằng UUU mã hoá phêninaỉanin và UAU mã hoá tirôzin trong mARN.

b)   Mạch ADN không được phiên mã.

c)   Các cụm đối mã của các tARN tương ứng.

Lời giải :

a)   3’ TAXAAAATAAAAATAAAAATAAAAATA… 5’

(foocmin mêtiônin hay mêtiônin mở đầu bị tách ra khỏi chuỗi pôlipeptit sau dịch mã mARN).

b)   5’ ATGTTTTATTTTTATTTTTATTTTTAT… 3*

c)   3’ AAA 5’ là cụm đối mã của tARN vận chuyển phêninalanin và 3’AUA 5’ là cụm đối mã của tARN vận chuyển tirôzin.


Bài 3 trang 6 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập có lời giải

. Đoạn mARN ở tế bào nhân sơ có trình tự nuclêồtit như sau :

…UUUAAGAAUXUUGX…

a)    Xác định trình tự nuclêôtit của mạch ADN mã gốc đã tạo ra đoạn mARN này.

b)   Xác định 4 axit amin có thể được dịch mã từ điểm bắt đầu của đoạn mARN này.

c)     Cho rằng thay thế nuclêôtit xảy ra ở ADN và nuclêôtit thứ ba (U) của mARN được thay thế bằng G.

Xác định trình tự axit amin là kết quả của đột biến này.

d)   Nếu việc thêm nuclêôtit xảy ra trong ADN để G được thêm vào giữa nuclêôtit thứ ba và thứ tư.

Xác định trình tự axit amin là kết quả của đột biến này.

e)   Trên cơ sở những thông tin ở (c) và (d), hãy xác định loại đột biến nào trong ADN có hiệu quả sâu rộng hơn tới prôtêin khi dịch mã gen ? Giải thích.

Lời giải :

Trình tự mARN : …UUUAAGAAUXUUGX…

a)   Trình tự nuclêôtit của mặch ADN mã gốc đã tạo ra đoạn mARN trên :

…AAATTXTTAGAAXG…

b)   Bốn axit amin có thể được dịch mã :

Phe – Lys – Asn – Leu

c)  Đột biến thay thế trong ADN -> nuclêôtit thứ ba (U) trong mARN được thay thế bằng G, tức là :

…UUG* AAG AAU XUU GX…

Trình tự axit amin là kết quả của đột biến :

… Leu – Lys – Asn – Leu..

d)   Đột biến thêm G vào giữa nuclêôtit thứ ba và thứ tư, tức là :

…UUUG*AAGAAUXUUGX..

Trình tự axit amin là kết quả của đột biến :

…Phe – Glu – Glu – Ser – Cys…

e)    Trên cơ sở những thông tin ở mục c và d cho thấy đột biến thêm 1 nuclêôtit vào ADN => có ảnh hưởng sâu rộng hơn tới prôtêin được tổng hợp, do từ vị trí thêm 1 nuclêôtit, khung đọc dịch chuyển đi 1 nuclêôtit => tất cả các côđon từ đó sẽ thay đổi => thay đổi lớn đến thành phần axit amin của prôtêin hơn so với loại đột biến thay thế 1 nuclêôtit (thường chỉ ảnh hưởng đến 1 axit amin trong prôtêin).

Giaibaitap.me

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment