Em hãy kể tóm tắt truyện Thánh Gióng

0

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đàng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có cặp vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức nhưng không có con. Một hôm, bà vợ đang làm đồng thấy một vết chân to liền ướm chân vào. về nhà bà mang thai và sau mười hai tháng thì sinh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú. Điều kì lạ là mãi lên ba tuổi, cậu bé vẫn chưa biết đi, chảng biết nói, biết cười.

Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, vua Hùng cho người đi tìm nhân tài cứu nước. Cậu bé cất tiếng đầu tiên và cũng là lời xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ đó cậu lớn nhanh như thổi. Sau khi ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà do bà con hàng xóm gom góp, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra trận diệt giặc. Trong lúc đánh giặc, roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc.

Dẹp xong giặc Ân, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi rồi bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn tráng sĩ, nhân dân lập đền thờ, hàng năm tổ chức hội làng để tưởng nhớ. Những dấu tích của trận đánh năm xưa vẫn còn lưu lại trên mặt đất, trên những bụi tre nơi cậu bé diệt giặc

Truyện kể rằng: Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai: Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.

Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no.

Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Truyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có một dấu chân khổng lồ in trên một tảng đá ở thôn Gióng Mốt, xã Phù Đổng, dân gian tương truyền rằng đó dấu chân của ông Đổng về hái cà trong đêm mưa bão. Ông Đổng cao lớn một cách lạ thường: đầu thì đội trời, chân thì đạp đất, vai thì chạm mây, ông vun đá thì thành đồi núi, xẻ cát thì thành sông, cào đất thì thành những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Giọng nói ông vang như tiếng sấm, bước chân ông đi lún cả đất trời, mắt ông thì lóe sang như tia chớp, hơi thở thì phun ra mây mưa, gió bão. Những dấu tích mà ông Đổng để lại vẫn còn đến ngày nay nơi như gò Bình Tân, núi Khám, núi Sóc Sơn, làng Gióng Mốt. Hàng năm, cứ vào mùng 9 tháng 4 âm lịch, ông Đổng lại về hái cà gây nên mưa, sấp chớp đùng đùng.

Ở làng Gióng Mốt, có một bà lão đã già rồi nhưng vẫn chưa có con, bà sống một mình trong một túp lều tranh rách nát. Hàng ngày, bà ra vườn chăm sóc luống cà hoặc ra đồng mò cua bắt ốc rồi đem ra chợ bán để lấy tiền mua gạo, tự nuôi sống bản thân. Trong một đêm giông bão, mưa như trút nước ông Đổng về hái cà và để lại những dấu chân khổng lồ ngay trong vườn. Sáng hôm sau, khi bà lão ra vườn chăm sóc luống cà thì thấy những dấu chân rất lạ, to ơi là to, bà rất ngạc nhiên, liền đưa chân lên ướm thử và sau đó không lâu thì bà mang bầu.

Bà bỏ lên rừng Trai Mòn, sau chín tháng mười ngày thì bà sinh ra ông Đổng ngay dưới một gốc cây lớn, trên một cái gò đất nổi lên giữa một cái đầm, bà đặt tên đứa con trai mình là Gióng. Ngay sau hôm đấy, trời bỗng nhiên hóa thành nhiều tôm, cua, cá để bà ăn lấy nhiều sữa nuôi con, hóa đá thành bồn để bà tắm cho con, hóa thành chõng tre để ru con ngủ. Trong ba năm liền, ông Đổng cứ nằm yên trên chõng tre, không nói không cười. Đến khi đất nước bị giặc Ân sang xâm chiến thì ông Đổng liền bước ra khỏi chõng tre, vươn vai và biến thành một chàng trai cao to khỏe mạnh và đòi mẹ đi đánh giặc Ân. Chính vì lẽ đó mà ông cha ta có câu hát ví von rằng:

Trời thương Bách Việt sơn hà,

Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài

(Người anh hùng làng Gióng – Cao Huy Đỉnh)

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment