Dàn ý Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè

0

Contents

Đề bài: Dàn ý Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè: Nguyễn Trãi là người văn võ toàn tài, có tâm trong sáng. Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 trong chùm “bảo kính cảnh giới” của Quốc âm thi tập.

– Khát quát vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ: Yêu thiên nhiên tha thiết, gắn bó với cuộc sống của người dân quê, yêu nước thương dân luôn suy tư về hạnh phúc của nhân dân.

II. Thân bài

1. Nguyễn Trãi – một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết.

– Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được Nguyễn Trãi vẽ lên rất sinh động

+ Cảnh vật gần gũi, quen thuộc của mùa hè: Lá hòe, hoa thạch lựu, hoa sen.

+ Cảnh vật rực rỡ, nổi bật, sinh động: Thông qua việc dùng những gam màu nóng để miêu tả cảnh vật lục, đỏ, hồng.

+ Cảnh vật căng tràn sức sống, sự sinh sôi cuộn trào toát ra từ trong lòng cảnh vật: Sử dụng các động từ mạnh “phun”, đùn đùn” để diễn tả những trạng thái, sức sống tràn trề của cảnh vật.

+ Cảnh vật tinh tế, tao nhã với hương thơm: Mùi hương nồng nàn của hoa sen cuối mùa.

→ Bứa tranh thiên nhiên cuối mùa hạ nhưng không tàn úa, héo nát mà ngược lại vô cùng rực rỡ, sinh động, giàu sức sống.

– Tâm hồn Nguyễn Trãi:

+ Phải vô cùng yêu và say mê cảnh sắc thiên nhiên nên Nguyễn Trãi mới có những phát hiện tinh tế, tuyệt vời đến thế.

+ Nguyễn Trãi có tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm

2. Nguyễn Trãi – một tâm hồn luôn tha thiết với cuộc sống làng quê.

– Bức tranh cuộc sống sôi động, phong phú

+ Hình ảnh cuộc sống quen thuộc: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương

+ Âm thanh cuộc sống: Tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu dắng dỏi. Đó là những âm thanh của một cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi, sôi nổi, tấp nập

+ Cách sử dụng từ láy tượng thanh “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với phép đảo trật tự cú pháp đã nhấn mạnh âm thanh sôi động của cuộc sống.

– Tâm hồn Nguyễn Trãi:

+ Nguyễn Trãi yêu cảnh sắc của làng quê, yêu cuộc sống nơi thôn quê

+ Ông quan tâm đến cuộc sống của người dân quê lam lũ thì mới có thể để tâm, lắng nghe được những âm thanh đó.

3. Nguyễn Trãi – một tâm hồn nặng lòng với dân với nước

– Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi thể hiện triết lí sống “nhàn”:

+ Rồi: rỗi rãi, thảnh thơi

+ “Hóng mát thuở ngày trường”: Hoạt động thư thái, tự do tự tại

→ Tâm hồn thảnh thơ, nhàn tản, vô lo vô nghĩ

– Kết thúc bài thơ, Nguyễn Trãi thể hiện tâm sự của mình:

+ Điển tích điển cố “Ngu cầm”: Gợi về triều đại vua Nghiêu, Thuấn – thời kì nhân dân được hưởng ấm no, thái bình.

→ Niềm vui sướng, hạnh phúc của Nguyễn Trãi khi được sống ở quê hương với những người dân thôn dã.

→ Thể hiện ước muốn có được cuộc sống no đủ, hạnh phúc trên quê hương ông. Đó là khát khao của một người con luôn suy tư, trăn trở, một lòng hướng về quê hương

+ Ước mơ của Nguyễn Trãi: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”

→ Không chỉ khát khao về cuộc sống hạnh phúc, no đủ trên quê hương ông, Nguyễn Trãi còn mong muốn cuộc sống ấy có ở khắp nơi trên cả nước.

→ Tấm lòng vì nước thương dân, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc

⇒ Dù ở những phút thanh nhàn hiếm có của cuộc đời nhưng Nguyễn Trãi vẫn nặng lòng với dân với nước, nhàn thân chứ không nhàn tâm.

4. Nghệ thuật

– Sử dụng lớp từ Hán Việt kết hợp với thuần Việt

– Các biện pháp nghệ thuật: sử dụng từ láy, liệt kê, phép đảo trật tự cú pháp

– Sử dụng điển tích điển cố

– Cách tả tự nhiên, kết hợp giữa gợi và chi tiết.

III. Kết bài

– Khái quát những vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ

– Liên hệ: So sánh với những thi nhân cùng đồng điệu tâm hồn với nguyễn Trãi tiêu biểu nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment